Một người nông dân Đan Mạch đang theo dõi quá trình thu hoạch ngũ cốc ở Hurup, Jutland. Ảnh Reuters.

Đan Mạch chuyển đổi 15% đất nông nghiệp thành rừng để cắt giảm việc sử dụng phân bón

Các nhà lập pháp Đan Mạch hôm qua cho biết, Đan Mạch sẽ chuyển đổi 15% diện tích đất nông nghiệp thành rừng và môi trường sống tự nhiên nhằm mục đích giảm sử dụng phân bón hóa học, nguyên nhân gây ra tình trạng cạn kiệt oxy nghiêm trọng ở vùng biển Đan Mạch và làm suy giảm hệ sinh thái biển.
Sạt lở đất trên tuyến Quốc lộ 3B từ thành phố Bắc Kạn đi Chợ Đồn. (Ảnh: TUẤN SƠN).

Giảm nguy cơ xói mòn và sạt lở đất từ thay đổi phương thức trồng rừng

Từ thực tế gần đây ở nhiều nơi cho thấy, diện tích rừng tự nhiên suy giảm và cùng với tình trạng phá rừng tự nhiên để trồng rừng nguyên liệu đã làm sụt giảm sự đa dạng sinh học và môi trường, xói mòn đất, gây nên các hiện tượng cực đoan như lũ quét, sạt lở đất. Vì thế, cần kịp thời có giải pháp nâng cao chất lượng rừng và thay đổi phương thức trồng rừng để giảm nguy cơ xói mòn và sạt lở đất.
Bà con thôn Phú Sơn, xã Xuân Quang 2, huyện miền núi Đồng Xuân, Phú Yên phấn khởi vào mùa trồng rừng năm 2024.

Rộn ràng mùa trồng rừng trên những nẻo cao

Miền trung đang vào giữa mùa mưa, là mùa trồng rừng của người dân miền núi. Thay vì lén lút chặt phá rừng trái phép như trước đây, hiện nay phong trào trồng rừng đã và đang phát triển mạnh mẽ. Nhờ các chính sách mới của Nhà nước, trong đó thực hiện Nghị định 168/2016/NĐ-CP của Chính phủ, nhiều hộ dân đã được nhận giao khoán quản lý bảo vệ, phát triển vốn rừng từ các nông lâm trường… Phong trào trồng rừng diễn ra khắp nơi, đẩy nhanh độ che phủ rừng, khôi phục môi trường, hệ sinh thái và phát triển kinh tế ổn định cho người dân miền núi, vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn.
Những sản phẩm đặc trưng của bà con dân tộc Dao ở xã Công Sơn, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) được bày bán tại hội chợ của huyện.

Công Sơn khai thác lợi thế vươn lên thoát nghèo

Xã Công Sơn, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) là xã vùng đặc biệt khó khăn, với 100% số dân là bà con dân tộc Dao. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị của xã đã vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Thu hoạch keo ở huyện Con Cuông.

Trồng rừng gỗ lớn ở Nghệ An

Nghệ An là địa phương có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất cả nước. Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và chế biến gỗ đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân. Tuy vậy, ngành lâm nghiệp Nghệ An còn đối mặt nhiều khó khăn, thách thức để phát huy tiềm năng, lợi thế, phát triển bền vững ngành lâm nghiệp, gia tăng diện tích được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC)...
Ông Lê Minh Tuân kiểm tra khu vực trồng cây ăn quả tại trang trại.

Đảng viên gương mẫu đi đầu

Nhiều người biết đến ông Lê Minh Tuân ở thôn Cai Vàng, xã Đông Hưng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, không chỉ bởi gia đình ông là điển hình trong phát triển kinh tế rừng mà còn là một đảng viên luôn tận tâm, gương mẫu trong các phong trào đóng góp, ủng hộ xây dựng nông thôn mới, hoạt động từ thiện xã hội tại địa phương.

Giữ rừng, tăng thu nhập

Người dân giữ rừng tăng thu nhập là câu chuyện chúng tôi đang nói từ miền đất đại ngàn Tây Nguyên. Và những số liệu cụ thể xin được dẫn chứng ở địa bàn Lâm Đồng, một trong năm tỉnh Tây Nguyên còn giữ độ che phủ rừng khá lớn. Hiện nay, Lâm Đồng có hơn 596.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm 60% diện tích đất tự nhiên, trong đó, có hơn 532.500 ha rừng.
Cán bộ kiểm lâm hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng cây.

Tuyên Quang hoàn thành trước 1 năm Đề án trồng 1 tỷ cây xanh

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang, đến đầu tháng 6/2024, Tuyên Quang đã hoàn thành trồng 6 triệu cây xanh theo Đề án trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ, đạt 100% kế hoạch. Như vậy, Tuyên Quang đã hoàn thành sớm hơn 1 năm so kế hoạch của đề án.
Một tình nguyện viên nhỏ tuổi hăng hái trồng cây tại dải rừng Pa Cốp-Hua Tạt, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.

Hành trình “vá” rừng trên núi đá

Bình minh ở Hua Tạt những ngày đầu tháng 6 yên ả đến lạ. Tờ mờ sáng, mọi người trong đoàn vội tỉnh giấc, loay hoay chuẩn bị tư trang, háo hức bảo ban nhau: “Hôm nay, chúng ta sẽ trồng rừng từ sớm”. Và hành trình “vá” sắc xanh cho dải rừng Pa Cốp-Hua Tạt tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La của nhóm tình nguyện viên từ dự án Rừng xanh lên bắt đầu.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang ra quân trồng rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh.

Những cánh rừng đang được hồi sinh

Sau gần một tháng xảy ra vụ cháy rừng nghiêm trọng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang đã phối hợp chính quyền và người dân xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên trở lại đỉnh 2.000 trên dãy Tây Côn Lĩnh để trồng rừng mới trên diện tích rừng bị cháy. Những mầm xanh sẽ vươn lên từ tàn tro cũ, những cánh rừng đang được hồi sinh.
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”.

Phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại Bình Dương

Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024) và hướng tới Ngày Môi trường Thế giới (5/6), ngày 15/5, tại thành phố Dĩ An (tỉnh Bình Dương), Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024.
Từ năm 2022 trở về trước, tỉnh Thái Nguyên đã trồng hơn 550 ha rừng thay thế.

Gỡ vướng để triển khai trồng rừng thay thế

Tỉnh Thái Nguyên đã, đang thực hiện chuyển mục đích sử dụng nhiều diện tích rừng sang mục đích khác để triển khai các dự án phát triển kinh tế-xã hội. Trong quá trình triển khai thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng, các chủ đầu tư nộp tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thái Nguyên, nhưng việc triển khai trồng rừng thay thế hiện nay lại đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Bộ đội biên phòng Quảng Bình tham gia trồng cây phi-lao chắn gió ven biển, tháng 2/2024. (Ảnh: HƯƠNG GIANG)

Góp một cây để có rừng

"Góp một cây để có rừng" là chương trình trồng rừng từ nguồn lực xã hội hóa mà đơn vị tổ chức và những người yêu thiên nhiên muốn lan tỏa rộng rãi sự chung tay, góp sức của cộng đồng thông qua việc trồng và giữ rừng bền vững. Cùng với trồng rừng, chương trình còn hướng tới triển khai ứng dụng, giải pháp công nghệ thông tin trong việc chăm sóc, theo dõi và quản lý rừng để phát triển bền vững ở khu vực đầu nguồn các con sông.
Hiện trạng xói mòn tại khu vực Vũng Bọt, nơi sông Cu Ðê được hợp lưu.

Chung tay trồng rừng vì sứ mệnh của dòng sông

Phát triển rừng bền vững lưu vực đầu nguồn với chủ thể là các chủ rừng đang là vấn đề sống còn trong quản lý và phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Cu Ðê thuộc địa giới hành chính thành phố Ðà Nẵng. Ðể thúc đẩy và tạo điều kiện cho người dân tiếp tục chung tay hành động, thành phố cần có thêm những biện pháp mạnh mẽ hơn.
Lực lượng Kiểm lâm tỉnh Kon Tum hướng dẫn người dân chăm sóc cây rừng.

Chuyển biến tích cực trong phủ xanh đất trống ở Kon Tum

Tỉnh Kon Tum có tổng diện tích tự nhiên hơn 967 nghìn ha, trong đó diện tích có rừng là gần 610 nghìn ha, độ che phủ rừng đạt hơn 63%. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự tham gia tích cực của các ngành, các cấp và nhân dân cho nên công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực.
Người dân huyện Minh Hóa (Quảng Bình) chuyển từ trồng rừng nguyên liệu thông thường sang trồng rừng gỗ lớn.

Quảng Bình chú trọng trồng rừng gỗ lớn

So với các địa phương khác ở miền trung, tỉnh Quảng Bình triển khai trồng rừng gỗ lớn khá chậm và người dân còn e ngại do lo sợ thiệt hại do thiên tai. Để tăng giá trị kinh tế cho rừng trồng và hướng tới phát triển bền vững, Quảng Bình hỗ trợ người dân chuyển đổi diện tích phù hợp sang trồng rừng gỗ lớn với diện tích ngày càng tăng. Hướng đi triển vọng này hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập cao hơn cho người dân.