[Video] Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3: LHQ cảnh báo quyền của phụ nữ và trẻ em gái ngày càng bị đe dọa

[Video] Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3: LHQ cảnh báo quyền của phụ nữ và trẻ em gái ngày càng bị đe dọa

Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, UN Women kêu gọi các quốc gia tăng cường cam kết, hướng tới một thế giới công bằng và bền vững hơn, trong bối cảnh quyền phụ nữ và trẻ em gái trên thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng do xung đột, khủng hoảng toàn cầu và bất bình đẳng gia tăng. 
Toàn cảnh Hội nghị quốc tế "Nâng cao năng lực và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực thực thi pháp luật".

Nâng cao năng lực, tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong thực thi pháp luật

Ngày  7/3, tại Hà Nội, Bộ Công an phối hợp Cơ quan Liên hợp quốc vì bình đẳng giới và trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) tổ chức Hội nghị Quốc tế với chủ đề: "Nâng cao năng lực và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực thực thi pháp luật", nhân dịp Ngày quốc tế Phụ nữ (8/3), với sự tham gia của các đại biểu đến từ các cơ quan thực thi pháp luật, Chính phủ, tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển, nhằm thảo luận và thúc đẩy sự phát triển của nữ Công an nhân dân.
Các đại biểu dự sự kiện thành phố Đà Nẵng tham gia sáng kiến chủ đạo toàn cầu “Thành phố an toàn, không bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em” của UN Women, tháng 6/2024. (Ảnh: BTC)

Nhiều kết quả quan trọng trong thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới

Công tác thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trong năm 2024 ghi nhận nhiều kết quả quan trọng. Theo đó, nhiều chỉ số đã vượt mục tiêu 2025 như tỷ lệ lao động nữ làm công hưởng lương năm 2024 trên cả nước đạt hơn 50%, tỷ lệ dân số được tiếp cận kiến thức cơ bản về bình đẳng giới gần 65%... Các chỉ tiêu còn lại cũng ghi nhận tiến triển tích cực, dần tiệm cận với mục tiêu đề ra.
Chính thức khai trương hai dự án thúc đẩy nhân rộng mô hình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam. (Ảnh: UNFPA)

5,5 triệu USD hỗ trợ tăng cường ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

UNFPA và KOICA chính thức khởi động hai dự án nhằm xây dựng Ngôi nhà Ánh Dương và hỗ trợ Ngôi nhà Ánh Dương tại Quảng Ninh khắc phục thiệt hại của bão Yagi. Với kinh phí 5,5 triệu USD từ nguồn tài trợ của KOICA, hai dự án góp phần giúp Việt Nam tăng cường nỗ lực ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt là các nhóm yếu thế.
Các đại biểu cắt băng khánh thành Ngôi nhà Ánh Dương tại Hòa Bình. (Ảnh: NGÂN ANH)

Khai trương Ngôi nhà Ánh Dương tại Hòa Bình dành cho phụ nữ bị bạo lực giới

Trung tâm Dịch vụ một cửa nhằm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực trên cơ sở giới tại tỉnh Hòa Bình và các khu vực lân cận, hay còn gọi là Ngôi nhà Ánh Dương đã chính thức được khai trương. Đây là trung tâm thứ năm tại Việt Nam, sau bốn cơ sở khác tại nhiều địa phương.
Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng Phụ nữ ASEAN lần thứ năm

Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng Phụ nữ ASEAN lần thứ năm

“Hướng tới một xã hội hòa nhập thông qua lồng ghép giới và tăng cường quyền năng cho phụ nữ” là chủ đề của Hội nghị Bộ trưởng Phụ nữ ASEAN lần thứ năm. Chủ đề được lựa chọn nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và tăng cường quyền năng cho phụ nữ, góp phần tạo nên xã hội hòa nhập hơn trong khu vực ASEAN.
Ảnh minh họa: Hơn 450 người tham gia giải chạy cộng đồng mang tên “Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, ngày 27/11/2022. (Ảnh: TRUNG HƯNG)

Đoàn kết để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ

Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái vẫn là một trong những hành vi vi phạm nhân quyền phổ biến và lan rộng nhất. Theo Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women), gần một phần ba phụ nữ trên thế giới từng hứng chịu bạo hành thể xác hoặc tình dục. Những nạn nhân của bạo lực không chỉ bị tổn thương về thể chất mà cả tinh thần. Nghiêm trọng hơn chính là tính mạng của họ bị tước đoạt.
“Chuyến bay màu hồng - HeForShe” cùng thông điệp của Vietnam Airlines về sự đa dạng và bình đẳng giới. (Ảnh: VNA)

Nhận thức về bình đẳng giới của cán bộ, nhân dân ngày càng chuyển biến tích cực

Sau 17 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới, hệ thống pháp luật về bình đẳng giới của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, đồng bộ, phù hợp thực tiễn và xu thế hội nhập quốc tế. Đồng thời, công tác lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quan tâm nhiều hơn. Nhận thức về bình đẳng giới trong cán bộ, nhân dân ngày càng chuyển biến tích cực.
Nhiều người nổi tiếng đã có mặt trong khu vườn tràn đầy sắc cam tại Hà Nội để chia sẻ quan điểm của mình về chương trình.

Những con số báo động về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em

Hiện nay, trên thế giới có gần một phần ba phụ nữ đã từng bị bạo lực thể xác và hoặc tình dục. Ước tính có tới 10 triệu trẻ em là nạn nhân của nạn bóc lột tình dục. Cũng theo nghiên cứu quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2019, ở Việt Nam, vấn nạn này vẫn còn ẩn giấu trong xã hội vì hơn 90% nạn nhân không tìm kiếm sự giúp đỡ từ chính quyền, một nửa trong số họ chưa bao giờ kể cho ai biết về việc mình từng bị bạo lực.
Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và quyền của trẻ em gái

Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và quyền của trẻ em gái

Chương trình “Trẻ em gái làm chủ tương lai” ghi nhận vai trò quan trọng của trẻ em gái trong xây dựng một tương lai bình đẳng. Sự kiện cũng tôn vinh tiếng nói và sự đóng góp của nhà giáo trong quá trình hoàn thiện chính sách và môi trường giáo dục hòa nhập hơn cho mọi người học bao gồm trẻ em gái, đồng thời kêu gọi cộng đồng cùng hành động thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam.
Tại chương trình, các đại biểu cùng các em học sinh cùng nhau truyền đi thông điệp kêu gọi đầu tư vào giáo dục cho trẻ em gái và trao quyền để các em vượt qua thách thức, tích cực tham gia vào việc kiến tạo một tương lai toàn diện hơn.

Phát huy vai trò của trẻ em gái trong xây dựng tương lai bình đẳng và bền vững

Ngày 12/10, gần 300 đại biểu gồm lãnh đạo ngành giáo dục, thầy cô giáo, học sinh của tỉnh Vĩnh Long cùng đại diện các cơ quan của Liên hợp quốc đã tham gia sự kiện truyền thông “Trẻ em gái làm chủ tương lai”, nhằm ghi nhận vai trò quan trọng của trẻ em gái trong việc xây dựng một tương lai bình đẳng.
Một phụ nữ và trẻ em gái đi bộ trên một con phố ở Kabul, Afghanistan ngày 9/11/2022. (Ảnh: Reuters)

Tương lai mịt mù của Afghanistan

Tháng 8/2024 đánh dấu ba năm kể từ khi lực lượng Taliban nắm quyền điều hành đất nước Afghanistan và Mỹ hoàn tất việc rút quân khỏi quốc gia Nam Á, kết thúc một trong những cuộc chiến tại nước ngoài dài nhất trong lịch sử Xứ Cờ hoa. Nhìn lại chặng đường ba năm qua, bức tranh kinh tế-xã hội của Afghanistan luôn phủ gam màu u ám.
Lãnh đạo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) trao giải thưởng cho tác giả đoạt giải.

Trao giải Cuộc thi sáng tác thơ, ca khúc về bình đẳng giới

Tối 8/12, tại Bảo Tàng Phụ nữ Việt Nam (thành phố Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp Cơ quan Liên hiệp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi “Sáng tác thơ và Sáng tác ca khúc về bình đẳng giới”.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+)

Tạo lá chắn chở che phụ nữ trước bạo lực

Bạo lực đối với phụ nữ dưới mọi hình thức là một vết nhơ đối với nhân loại, là trở ngại đối với hòa bình, an ninh và sự phát triển bền vững. Nhấn mạnh điều này nhân Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11), Giám đốc điều hành Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) Sima Bahous kêu gọi các nỗ lực ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ và giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của tình trạng này.
Các đại biểu thực hiện nghi thức cam kết hành động vì an ninh mạng và bình đẳng giới trong STEM.

Bảo đảm an toàn, bình đẳng trên không gian mạng

Thúc đẩy phụ nữ và trẻ em gái tiếp cận và tham gia một cách bình đẳng trong lĩnh vực STEM sẽ tạo thêm cơ hội để phụ nữ và trẻ em gái đóng góp và thụ hưởng bình đẳng từ những tiến bộ của khoa học, công nghệ, đồng thời tự bảo vệ mình trước các thách thức phi truyền thống, nhất là an ninh mạng.
Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022 (Ảnh: Molisa/UNWomen)

Bảo đảm an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái

Với chủ đề “Bảo đảm an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2022 khẳng định những ưu tiên và cam kết của Việt Nam trong thúc đẩy bình đẳng giới thực chất. Từ đó, giúp phụ nữ, trẻ em khó khăn ổn định cuộc sống, giảm nguy cơ bị bạo lực, xâm hại trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch.
(Ảnh: Ban tổ chức)

Sắp diễn ra Giải “Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”

Giải “Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái” sẽ được tổ chức tại Công viên Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội vào ngày 27/11 tới để kêu gọi cộng đồng chung tay giải quyết vấn đề bạo lực gia đình và bạo lực trên cơ sở giới với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam.
Đại diện UN Women tại Việt Nam chia sẻ thông tin tại chương trình.

Bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ, trẻ em gái

Năm 2022, chủ đề của Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực giới là “Bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”. Chủ đề khẳng định ưu tiên và cam kết trong thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, giữ vững ổn định chính trị-xã hội.