Ngày 28/10, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam tổ chức chương trình tập huấn truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022.
Trong những năm qua, các cấp, các ngành, địa phương, đã có nhiều cố gắng trong công tác truyền thông về bình đẳng giới. Đặc biệt, việc triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới từ năm 2016 đến nay đã tạo ra những hiệu ứng tích cực, thu hút sự tham gia hưởng ứng, quan tâm, chung tay vào cuộc của người dân, cộng đồng và các cơ quan, tổ chức, góp phần rút ngắn khoảng cách giới trong hầu hết các lĩnh vực.
Tại buổi tập huấn, ông Lê Khánh Lương, Quyền Vụ trưởng Bình đẳng giới (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho rằng, trong lĩnh vực bình đẳng giới, truyền thông được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm để triển khai thực hiện pháp luật, chính sách về bình đẳng giới, là giải pháp quan trọng nhất nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi, góp phần xóa bỏ định kiến, tiến tới thực hiện bình đẳng giới thực chất.
Tuy nhiên, bình đẳng giới nói chung và công tác truyền thông về bình đẳng giới trong thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Định kiến giới vẫn tồn tại trong một bộ phận cán bộ, người dân và thậm chí là cán bộ truyền thông.
Việc truyền thông về bình đẳng giới chủ yếu mới tập trung vào một số thời điểm trong năm. Hình thức, công nghệ chưa phong phú; nội dung chưa chuyên sâu; đội ngũ phóng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên am hiểu pháp luật, chính sách về bình đẳng giới để thực hiện công tác truyền thông chưa nhiều...
Để nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về công tác bình đẳng giới, góp phần bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về chính sách, pháp luật về bình đẳng giới của công dân, tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật, chuyển đổi hành vi và sự ủng hộ tích cực của toàn xã hội trong công tác bình đẳng giới, ngày 23/10/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1790/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030. Trong đó, việc triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới hằng năm là một trong năm mục tiêu của Chương trình. Đây cũng được xác định một trong các giải pháp quan trọng để đạt được các mục tiêu là nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ truyền thông, cộng tác viên truyền thông các ngành, các cấp.
Theo kết quả Điều tra lao động việc làm năm 2021, số giờ trung bình làm công việc nội trợ và chăm sóc trong gia đình không được trả công của phụ nữ gấp 1,96 lần so với nam giới. Nữ làm 2,48 giờ/ngày và nam là 1,26 giờ/ngày.
Trong khi đó, theo số liệu vào năm 2020: nữ làm 2,44 giờ/ngày, nam là 1,25 giờ/ngày, thời gian của nữ cao gấp 1,94 lần so với nam.
Bà Lê Thị Lan Phương, cán bộ quản lý dự án chương trình Chấm dứt bạo lực với phụ nữ, đại diện UN Women tại Việt Nam, chia sẻ, hiện nay ở Việt Nam, bình đẳng giới được định nghĩa theo thuật ngữ nhị nguyên giới trong luật pháp và trong khuôn khổ thế chế, nghĩa là thường chỉ so sánh nam giới và nữ giới. Điều này khiến cho những người có bản dạng giới và khuynh hướng tính dục khác chưa được công nhận. Vẫn còn những tồn tại phân biệt đối xử trong luật như: tuổi kết hôn, tuổi nghỉ hưu. Bất bình đẳng giới thể hiện ở trong hầu hết các lĩnh vực từ giáo dục, lao động, việc làm…
Thí dụ, theo kết quả Điều tra lao động việc làm năm 2021, số giờ trung bình làm công việc nội trợ và chăm sóc trong gia đình không được trả công của phụ nữ gấp 1,96 lần so với nam giới. Nữ làm 2,48 giờ/ngày và nam là 1,26 giờ/ngày. Trong khi đó, theo số liệu vào năm 2020: nữ làm 2,44 giờ/ngày, nam là 1,25 giờ/ngày, thời gian của nữ cao gấp 1,94 lần so với nam.
Phụ nữ và trẻ khuyết tật hiện đang phải đối mặt như thế nào với nhiều rào cản trong tiếp cận giáo dục và đào tạo nghề, tham gia lực lượng lao động và tiếp cận các dịch vụ phục hồi chức năng. Phụ nữ khuyết tật cũng bị bạo hành thể chất và tình dục ở mức độ cao hơn phụ nữ không khuyết tật, với tỷ lệ tương ứng là 33% so với 25,3%...
Việc phấn đấu đạt được mục tiêu bình đẳng giới thực chất là một quá trình lâu dài và đòi hỏi phải có nhiều nỗ lực cả trong việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách nhằm bảo đảm mọi người dân được tham gia, đóng góp và thụ hưởng một cách công bằng các thành quả của sự phát triển kinh tế-xã hội mang lại.
Để làm được điều này, cần sự tham gia, vào cuộc một cách đồng bộ của các cơ quan, tổ chức và mọi người dân, đặc biệt là các cơ quan thông tấn, báo chí, đội ngũ các nhà báo, phóng viên, biên tập viên, các cộng tác viên truyền thông.
Việc phấn đấu đạt được mục tiêu bình đẳng giới thực chất là một quá trình lâu dài và đòi hỏi phải có nhiều nỗ lực cả trong việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách nhằm bảo đảm mọi người dân được tham gia, đóng góp và thụ hưởng một cách công bằng các thành quả của sự phát triển kinh tế-xã hội mang lại.
Năm 2022, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quyết định chọn chủ đề “Bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới” cho Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực giới diễn ra từ ngày 15/11 đến 15/12. Qua đó, nhằm khẳng định ưu tiên và cam kết trong việc thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, giữ vững ổn định chính trị-xã hội.