Một phụ nữ và trẻ em gái đi bộ trên một con phố ở Kabul, Afghanistan ngày 9/11/2022. (Ảnh: Reuters)

Tương lai mịt mù của Afghanistan

Tháng 8/2024 đánh dấu ba năm kể từ khi lực lượng Taliban nắm quyền điều hành đất nước Afghanistan và Mỹ hoàn tất việc rút quân khỏi quốc gia Nam Á, kết thúc một trong những cuộc chiến tại nước ngoài dài nhất trong lịch sử Xứ Cờ hoa. Nhìn lại chặng đường ba năm qua, bức tranh kinh tế-xã hội của Afghanistan luôn phủ gam màu u ám.
Trẻ em làm việc tại nhà máy gạch ở Kabul, Afghanistan. (Ảnh TÂN HOA XÃ)

Liên hợp quốc tiến hành vòng đàm phán mới về Afghanistan

Phái đoàn của chính quyền Taliban tại Afghanistan đã bắt đầu thảo luận với các quan chức Liên hợp quốc về tình hình ở Afghanistan, trong bối cảnh Taliban lần đầu tham dự vòng đàm phán ở Doha (Qatar) cùng các đặc phái viên tại quốc gia Nam Á này. Đây là vòng đàm phán thứ ba diễn ra ở Qatar chỉ trong hơn một năm qua, nhưng là vòng đàm phán đầu tiên có sự tham gia của chính quyền Taliban, lực lượng nắm quyền ở Afghanistan từ năm 2021.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres chủ trì cuộc họp về tình hình Afghanistan diễn ra tại thủ đô Doha của Qatar

Liên hợp quốc xem xét các khuyến nghị về Afghanistan

Các đặc phái viên của các nước và khu vực đã tham dự cuộc họp do Liên hợp quốc triệu tập tại thủ đô Doha của Qatar để thảo luận về tình hình Afghanistan. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres chủ trì cuộc họp này. Ðây là cuộc họp thứ hai của Liên hợp quốc về Afghanistan trong chưa đầy một năm qua, thảo luận việc gia tăng sự phối hợp của quốc tế với Afghanistan.
Hiện trường vụ đánh bom xe cảnh sát ở tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Tây Bắc Pakistan ngày 8/1/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)

Pakistan đối mặt an ninh bất ổn

Nhóm Taliban tại Pakistan mới đây thừa nhận tiến hành vụ đánh bom nhằm vào một xe cảnh sát ở tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, tây bắc Pakistan, khiến sáu cảnh sát thiệt mạng và nhiều người bị thương ngay trong tuần đầu năm mới. Tình hình an ninh đang rất đáng lo ngại khi mối đe dọa khủng bố luôn rình rập cản trở các hoạt động kinh tế, xã hội của quốc gia Nam Á này, nhất là trong bối cảnh cuộc tổng tuyển cử ở Pakistan dự kiến diễn ra ngày 8/2 tới.
Lực lượng an ninh Afghanistan được triển khai tại khu vực đền thờ đạo Sikh-Hindu ở thủ đô Kabul, nơi xảy ra vụ tấn công ngày 25/3/2020. (Ảnh minh họa: AP/TTXVN)

Đại sứ quán Ấn Độ tại Afghanistan bị ISIS-K đe dọa tấn công khủng bố

Báo cáo của Liên hợp quốc về tình hình an ninh Nam Á xác nhận, Đại sứ quán Ấn Độ tại thủ đô Kabul của Afghanistan, cùng các phái bộ ngoại giao của Iran và Trung Quốc, nằm trong trung tâm kế hoạch của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo Khorasan (ISIS-K) nhằm làm suy yếu mối quan hệ giữa chính quyền Taliban với các quốc gia trong khu vực.
Những người bảo vệ quyền phụ nữ Afghanistan và các nhà hoạt động dân sự biểu tình kêu gọi Taliban bảo đảm giáo dục cho nữ giới trước Dinh Tổng thống ở Kabul, Afghanistan ngày 3/9/2021. Ảnh: REUTERS

Dư luận quốc tế quan ngại về lệnh cấm của Taliban nhằm vào nữ giới

Những ngày qua, cộng đồng quốc tế tiếp tục bày tỏ phản đối các biện pháp hạn chế mà chính quyền Taliban tại Afghanistan áp đặt đối với nữ giới. Bộ Ngoại giao Pháp ra thông cáo phản đối việc chính quyền Taliban tại Afghanistan cấm nữ giới làm việc cho các tổ chức phi chính phủ (NGO), cho rằng biện pháp này là hành vi xâm phạm quyền của nữ giới và gây rủi ro cho hoạt động viện trợ.
Người dân Afghanistan đang đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. (Ảnh: Reuters)

Hành động khẩn cấp giúp Afghanistan

41 nhà tài trợ quốc tế đã cam kết viện trợ nhân đạo 2,44 tỷ USD cho Afghanistan, trong bối cảnh Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi thế giới hành động khẩn cấp giúp quốc gia Nam Á này. Số tiền huy động chưa đạt mục tiêu đề ra là 4,4 tỷ USD trong năm 2022 và chỉ như "muối bỏ bể" với một quốc gia đang chìm sâu trong cuộc khủng hoảng nhân đạo, song là khoản tài chính quan trọng và cần thiết bởi có thể cứu hàng triệu người khỏi bờ vực của nạn đói.