Công trình được xây dựng trên diện tích 859m2 với tổng kinh phí khoảng 12 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa, do Bảo tàng Báo chí Việt Nam-Hội Nhà báo Việt Nam làm chủ đầu tư. (Ảnh: congluan.vn)

Chuẩn bị khánh thành Công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

Sau khi đi vào hoạt động, các trưng bày về Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng và Báo chí chiến khu Việt Bắc tại Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng không chỉ góp phần lưu giữ và giới thiệu những tư liệu, hiện vật báo chí giá trị giai đoạn 1946-1954 mà còn khẳng định được những thành quả to lớn của Báo chí Cách mạng Việt Nam trong các cuộc đấu tranh vệ quốc và trong hành trình kiến thiết đất nước.
Giếng Trạng ở làng An Nha dẫn mạch nước ra bên ngoài phục vụ sinh hoạt hằng ngày qua máng đá.

Quảng Trị bảo tồn hệ thống dẫn thủy cổ, độc đáo ở Gio An

Khi đến thăm hệ thống giếng cổ Gio An ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, còn gọi hệ thống dẫn thủy cổ, Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng từng đánh giá, đây là những công trình kiến trúc có một không hai với mạch nước ngầm, kỹ thuật sắp xếp đá cùng với hệ sinh thái cây xanh bao quanh, tiêu biểu là cây rau liệt. Tỉnh Quảng Trị đang lập quy hoạch để bảo tồn, khai thác hệ thống dẫn thủy cổ, hiếm có này nhằm phục vụ du lịch.
Một góc Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Quy hoạch khu vực bảo tồn, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) nhằm quản lý và bảo vệ danh thắng Ngũ Hành Sơn hài hòa với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, dịch vụ du lịch; là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các giá trị cảnh quan đặc trưng, hệ sinh thái của khu vực danh lam thắng cảnh.

Khách du lịch tham gia tour du lịch đêm tại Hoàng thành Thăng Long.

Bài 2: Đưa di sản thành nguồn lực phát triển

Hà Nội có 5.922 di tích các loại. Trước đây, số lượng di tích lớn là gánh nặng trong công tác bảo tồn. Tuy nhiên, với sự năng động, sáng tạo của chính quyền các cấp, sự vào cuộc của thành phố, những nút thắt trong bảo tồn, phát huy giá trị di tích được tháo gỡ. Song song với bảo tồn, thành phố đẩy mạnh khai thác giá trị di sản vào phát triển du lịch văn hóa, qua đó, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội.
Đình Cổ Vũ tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm được đầu tư, tôn tạo, trở thành điểm văn hóa hấp dẫn khách du lịch. (Ảnh CÔNG THỌ)

Gỡ khó cho các dự án dân sinh ở Thủ đô

Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở giáo dục, tu bổ, tôn tạo các di tích. Tuy nhiên, nhiều trường học chưa đáp ứng được những tiêu chí của trường chuẩn quốc gia do thiếu kinh phí đầu tư trang, thiết bị dạy và học. Bên cạnh đó, các di tích bị xuống cấp do các địa phương thiếu kinh phí tu bổ. Để tháo gỡ những khó khăn trên, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-HĐND bổ sung nguồn vốn đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích, tạo điều kiện cho các địa phương phát triển công nghiệp văn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thủ đô trong tương lai.