Nigeria hôm qua bắt đầu tiêm chủng vaccine đậu mùa khỉ (mpox) cho các nhân viên y tế và những người có hệ miễn dịch yếu tại các bệnh viện ở thủ đô Abuja, hơn một tháng sau khi chương trình bị trì hoãn.
Thời gian qua, mặc dù cả hệ thống y tế Thành phố Hồ Chí Minh quyết liệt phòng chống bệnh sởi nhưng số ca bị mắc sởi vẫn đang ở mức khá cao. Theo thống kê của ngành y tế, trong tuần thứ 45 của năm 2024, tổng số ca mắc sởi tại Thành phố Hồ Chí Minh là 167 ca, tăng 29% so với trung bình bốn tuần trước liền kề. Trong đó, có 99 ca điều trị nội trú (tăng 7,6%) và 68 ca điều trị ngoại trú (tăng 81%).
Hà Nội chính thức triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi trên địa bàn từ ngày 14/10. Để bảo đảm an toàn, hiệu quả và chất lượng cho chiến dịch, Sở Y tế Hà Nội đã thành lập ba đoàn kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức, triển khai thực hiện chiến dịch tiêm chủng tại các quận, huyện, thị xã.
Ngày 15/10, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, cơ quan này đã khởi động chiến dịch cung cấp vaccine dạng uống ngừa bại liệt tại cho hàng chục nghìn trẻ em tại Dải Gaza, bất chấp các cuộc không kích của Israel vào khu vực này chỉ vài giờ trước đó.
Ngành y tế Hà Nội yêu cầu các Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn chuyên môn y tế về điều tra đối tượng, cung ứng và bảo quản vaccine, tổ chức buổi tiêm chủng, giám sát và xử trí phản ứng sau tiêm chủng; đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích, ý nghĩa của vaccine và tiêm chủng vaccine, mục tiêu của chiến dịch để tạo sự đồng thuận và hưởng ứng của người dân.
Vaccine sốt xuất huyết được chứng minh có hiệu lực bảo vệ cao, hiệu lực chống nhiễm với cả 4 tuýp huyết thanh sốt xuất huyết lên đến 80,2% tại thời điểm 12 tháng sau tiêm liều thứ hai. Vaccine cũng có hiệu lực cao trong việc chống nhập viện do sốt xuất huyết, với tỷ lệ giảm lên đến 90,4% sau 18 tháng tiêm liều thứ hai.
Ngành y tế Hà Nội nhận định, hiện đã bắt đầu giai đoạn cao điểm của dịch bệnh sốt xuất huyết hằng năm tại Hà Nội (từ tháng 9 đến tháng 11) với điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường, kết hợp mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi phát sinh muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Đáng lo ngại, kết quả giám sát tại một số ổ dịch vẫn ghi nhận chỉ số côn trùng cao vượt ngưỡng nguy cơ, dự báo số ca mắc sẽ tiếp tục gia tăng trên địa bàn thành phố thời gian tới.
Sau khi chính thức công bố dịch sởi trên toàn địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, các ban, ngành, đoàn thể liên quan đã tập trung thực hiện theo phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” trong việc tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng để đạt tỷ lệ bao phủ vắc-xin phòng bệnh sởi. Ba tuần gần đây, số ca mắc sởi có dấu hiệu chững lại, cho thấy hiệu quả sau khi thành phố triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin từ ngày 31/8 đến nay.
Ngày 20/9, những mũi tiêm vaccine sốt xuất huyết đã chính thức được tiêm cho trẻ em Việt Nam. Vaccine do Hãng dược phẩm Takeda, Nhật Bản nghiên cứu và phát triển trong gần 45 năm, đã được triển khai tiêm rộng rãi tại hơn 40 quốc gia trên thế giới.
Dịch bệnh đậu mùa khỉ (mpox) tại châu Phi vẫn chưa thể trong tầm kiểm soát, khi số ca mắc và tử vong tiếp tục gia tăng ở nhiều quốc gia ở châu lục này, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Phi (CDC).
WHO xác nhận đợt đầu tiên của chiến dịch tiêm chủng khẩn cấp ở các khu vực phía Bắc, trung tâm và phía Nam Dải Gaza đã kết thúc vào ngày 12/9 với 560.000 trẻ em dưới 10 tuổi được tiêm phòng.
Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi và diễn ra xuyên suốt kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9. Điều này thể hiện quyết tâm của các cấp ngành y tế và chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể trong việc đẩy lùi dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe của trẻ em.
Đợt tiêm vaccine phòng bại liệt trên diện rộng ở Gaza bắt đầu vào ngày 1/9, sau khi các lực lượng của Israel và Hamas nhất trí tạm dừng giao tranh để tạo điều kiện cho hoạt động y tế này.
Ngày 31/8, chiến dịch tiêm vaccine sởi diễn ra đồng loạt tại hơn 310 điểm tiêm ở Thành phố Hồ Chí Minh. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức 3 đoàn giám sát, bảo đảm tiêm chủng an toàn, hiệu quả.
Vaccine phế cầu 23 do hãng dược phẩm MSD (Mỹ) sản xuất hiện đã có mặt ở gần 50 quốc gia trên thế giới. Việt Nam vừa lần đầu tiên nhập vaccine này, phục vụ nhu cầu tiêm chủng cho người dân.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố dịch bệnh truyền nhiễm sởi quy mô toàn thành phố, với nguyên nhân do virus sởi (Polynosa morbillorum) gây ra và mức độ nguy hiểm của dịch sởi là bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, nhà nghiên cứu hàng đầu Thái Lan về virus khuyến nghị rằng vaccine phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ (mpox) chỉ cần thiết cho các nhóm có nguy cơ chứ không phải cho người dân nói chung vì bệnh này ít lây lan hơn so với Covid-19.
Bộ Y tế liên tục đưa ra đề nghị, yêu cầu các địa phương, đơn vị triển khai ngay các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nhất là các dịch bệnh thường xảy ra trong mùa tựu trường.
Tỷ lệ tiêm chủng trẻ em trên toàn cầu bị đình trệ trong năm 2023, khiến hàng triệu trẻ không được tiêm chủng đầy đủ so với trước đại dịch Covid-19. Những lỗ hổng tiêm chủng có thể dẫn đến bùng phát các dịch bệnh đối với thế hệ tương lai của thế giới.
Ngày 31/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận 1 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh uốn ván sơ sinh, bệnh nhi đã nhập viện và điều trị tại Khoa Nhi cấp cứu-sơ sinh, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên.
Vaccine là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của nhân loại. Trong vòng 50 năm qua, vaccine đã cứu sống gần 154 triệu người trên toàn cầu. Hưởng ứng Tuần lễ tiêm chủng thế giới (từ ngày 24-30/4), Bộ Y tế kêu gọi các bộ, ngành, địa phương và người dân “chung tay tiêm chủng phòng, chống dịch bệnh vì một Việt Nam khỏe mạnh”.
Ngay sau khi tiếp nhận và có kết quả kiểm định chất lượng vaccine 5 trong 1, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã phân bổ 500 nghìn liều vaccine này tới các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur khu vực trên cả nước.
Dịch Covid-19 đã không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế trên toàn cầu, nhưng những nguy cơ tiềm ẩn từ căn bệnh này luôn rình rập, đe dọa làm đảo lộn cuộc sống của người dân và ảnh hưởng tới nỗ lực phục hồi kinh tế-xã hội. Số ca mắc bệnh gia tăng ở mức báo động tại nhiều nước trong những ngày qua cho thấy thế giới không thể lơ là, chủ quan với thách thức y tế này.
Thông tin từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương sáng 2/1 cho biết, Viện đã hoàn thành đặt hàng 10 loại vaccine sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng từ các nhà sản xuất trong nước để nhanh chóng tiến hành phân bổ, chuyển đến các địa phương ngay những ngày đầu tháng 1/2024.
Theo báo cáo của phòng Nghiệp vụ Dược và Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố, tính đến hết ngày 21/11/2023, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã không còn các vaccine DPT, IPV (bại liệt tiêm), VGB, SII (DPT-VGB-Hib). Các vaccine khác còn lại rất ít, chỉ đủ dùng trong một hoặc vài ngày tới (Sởi, bOPV, BCG, MR, uốn ván, Viêm não Nhật Bản).
Bùng phát ở các thôn, bản là “vùng lõm” về tiêm chủng thuộc các huyện vùng cao của hai tỉnh miền núi Điện Biên, Hà Giang, song với sự vào cuộc khẩn trương, quyết liệt từ chính quyền, ngành y tế hai tỉnh, đến nay, bệnh bạch hầu đã cơ bản được kiểm soát, các trường hợp bệnh được điều trị kịp thời, có tiến triển tốt.
Sáng 20/9 theo giờ New York, nhân dịp tham dự Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp và trao Huân chương Hữu nghị của Nhà nước Việt Nam cho bà Aurélia Nguyễn, Giám đốc chiến lược Chương trình Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI).
Bức tranh y tế toàn cầu vừa xuất hiện một điểm sáng nổi bật, với số lượng trẻ em được tiêm chủng định kỳ đã phục hồi sau khi bị sụt giảm nghiêm trọng trong thời kỳ dịch Covid-19 hoành hành. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo, tình trạng bất bình đẳng trong vấn đề tiêm chủng vẫn tồn tại và gây rủi ro cho sức khỏe cộng đồng.