Đến nay, huyện Thường Tín có sáu xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và một xã nông thôn mới kiểu mẫu. Năm 2023, huyện phấn đấu có 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao gồm: Duyên Thái, Quất Động, Văn Phú, Chương Dương, Tự Nhiên, Thắng Lợi, Tô Hiệu, Hiền Giang, Nguyễn Trãi và ba xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Nông thôn mới góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp
Theo Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn: “Đến nay, trên địa bàn thành phố có 17/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới. Ngoài ra, thành phố cũng có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, 111 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu”.
Về huyện Thường Tín hôm nay, những con đường được nhựa, bê tông hóa rợp sắc hoa đã minh chứng cho những thành quả trong thực hiện xây dựng nông thôn mới của huyện. Đặc biệt, nhận thức của người dân về giữ gìn, bảo vệ môi trường giúp đường làng, ngõ xóm khang trang, sạch đẹp đã làm thay đổi bộ mặt khu vực nhiều vùng nông thôn.
Đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 17/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới. Ngoài ra, thành phố cũng có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, 111 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn
Trưởng phòng Kinh tế huyện Thường Tín Từ Đức Mạnh cho biết: “Xây dựng nông thôn mới đã giúp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trên địa bàn ngày càng phát triển. Hiện nay, nhiều vùng sản xuất chuyên canh rau, lúa, thủy sản, cây ăn quả đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cho nhân dân”.
Trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh như lúa hàng hóa tập trung tại xã Thắng Lợi, Nghiêm Xuyên; vùng sản xuất rau an toàn tại xã Hà Hồi, Tân Minh, Thư Phú; vùng cây ăn quả tại xã Chương Dương, Tự Nhiên; vùng nuôi trồng thủy sản tại xã Nghiêm Xuyên, Dũng Tiến. Đến nay, toàn huyện có sáu mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Các mô hình liên kết đã tạo ra sự chuyển biến tích cực, giúp người dân phát triển và tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu.
Phương thức canh tác tiên tiến trồng rau trong nhà màng giúp giảm thiểu sự ảnh hưởng bất thuận của thời tiết, sâu bệnh gây hại ít. Bên cạnh đó, việc sử dụng phân hữu cơ góp phần cải tạo đất, bảo vệ môi trường, tạo sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Giám đốc Hợp tác xã sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà Bùi Thị Thanh Hà
Hiện nay, Thường Tín có 55 hợp tác xã nông nghiệp, 17 hợp tác xã phi nông nghiệp. Nhiều hợp tác xã hoạt động tốt đã giúp cho thành viên, người dân tăng thêm thu nhập. Điển hình như hợp tác xã sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà, xã Ninh Sở được thành lập từ năm 2018 với diện tích 1,15ha đang canh tác trồng các loại rau ăn lá như: cải mơ, cải ngọt, cải bó xôi, xà lách, rau mầm, giá đỗ... theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó, 0,8ha sản xuất trong nhà màng, hệ thống tưới tự động.
Theo Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà Bùi Thị Thanh Hà: “Phương thức canh tác tiên tiến trồng rau trong nhà màng giúp giảm thiểu sự ảnh hưởng bất thuận của thời tiết, sâu bệnh gây hại ít. Bên cạnh đó, việc sử dụng phân hữu cơ góp phần cải tạo đất, bảo vệ môi trường, tạo sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm”.
Qua đánh giá của phòng Kinh tế huyện Thường Tín, hiện nay, doanh thu của Hợp tác xã đạt khoảng 6 tỷ đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho hơn 10 lao động tại địa bàn.
Bên cạnh đó, Hợp tác xã hoa cây cảnh và dịch vụ Hồng Vân xã Hồng Vân thành lập năm 2014 thực hiện khâu tổ chức sản xuất sơ chế, chế biến trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, du lịch, dịch vụ… Thế mạnh của Hợp tác xã là sản xuất chè chùm ngây, sản xuất kinh doanh hoa cây cảnh. Hiện nay, Hợp tác xã tạo việc làm ổn định cho 80 lao động với thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng.
Đường làng, ngõ xóm khang trang, sạch đẹp
Kết quả đạt được này là do đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới từ huyện đến cơ sở đã được trang bị kiến thức lý luận và thực tiễn trong triển khai thực hiện. Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới đã từng bước được xác định rõ ràng, qua đó khuyến khích, động viên được người dân tích cực tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới.
Điểm nổi bật trong phong trào xây dựng nông thôn mới của Thường Tín đó là hệ thống đường trục xã, liên xã, trục thôn, liên thôn, xóm đã được nhựa, bê tông hóa đạt 100%; hệ thống trường học và thiết bị dạy học được đầu tư nâng cấp, không còn phòng học tạm, phòng học cấp bốn dột nát. Đến nay, có 74 trường được công nhận và dự kiến công nhận đạt chuẩn quốc gia.
Đến nay, kết quả thực hiện 19/19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, xã Tô Hiệu có 12 tiêu chí đạt, sáu tiêu chí cơ bản đạt và một tiêu chí chưa đạt.
Chị Hoàng Thị Nga, xã Quất Động, huyện Thường Tín phấn khởi cho chúng tôi biết: “Xã Quất Động đang phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Từ việc xây dựng nông thôn mới đã giúp người dân chúng tôi được hưởng lợi nhiều: đường làng, ngõ xóm khang trang, sạch đẹp hơn trước đây; hệ thống đường nội đồng, kênh mương cứng hóa giúp sản xuất nông nghiệp thuận lợi hơn”.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tô Hiệu Đào Hồng Thái chia sẻ: “Năm 2017 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, từ đó đến nay luôn giữ vững xã chuẩn nông thôn mới và tiếp tục thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao”.
Thời gian tới, huyện duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với huyện, xã nông thôn mới, tiến tới xây dựng huyện, xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu.
Trưởng phòng Kinh tế huyện Thường Tín Từ Đức Mạnh
Đến nay, kết quả thực hiện 19/19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, xã Tô Hiệu có 12 tiêu chí đạt, sáu tiêu chí cơ bản đạt và một tiêu chí chưa đạt.
Trưởng phòng Kinh tế huyện Thường Tín Từ Đức Mạnh cho biết: “Thời gian tới, huyện duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với huyện, xã nông thôn mới, tiến tới xây dựng huyện, xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu. Trong đó, bảo đảm việc xây dựng nông thôn mới là quá trình thường xuyên, liên tục, hướng tới mục tiêu phát triển nông thôn bền vững, kinh tế phát triển, hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại, môi trường sinh thái trong lành, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa làng quê...
Trên cơ sở đó, huyện Thường Tín sẽ tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự thống nhất và đồng thuận trong việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; vận động doanh nghiệp, tổ chức, nhân dân tích cực tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh đó, huyện tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho xây dựng nông thôn mới, trong đó ưu tiên cho phát triển sản xuất; tiếp tục đầu tư cho các mô hình sản xuất nông nghiệp; đầu tư giống cây trồng phục vụ sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy việc liên kết, hợp tác, hình thành chuỗi nhằm nâng cao giá trị sản xuất cho người dân địa phương.
Đồng thời, huyện phân công các thành viên Ban chỉ đạo huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, tháo gỡ khó khăn cho các xã trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao.