Diện mạo nông thôn mới huyện Đan Phượng (Hà Nội) ngày càng khang trang, sạch đẹp.

Bài học từ xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Những làng quê khang trang, hiện đại, mức sống tiệm cận đô thị nhưng vẫn giữ màu xanh yên bình là hình ảnh quen thuộc của vùng ngoại thành Hà Nội khi triển khai xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Toàn thành phố hiện có gần 70 xã; trong đó, hai huyện Đan Phượng, Thanh Trì có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Ngoài ra, nhiều xã ở các huyện nghèo cũng đổi thịt thay da, thay đổi cả phương thức làm ăn nhờ triển khai hiệu quả nông thôn mới kiểu mẫu.
Mô hình trồng cam hữu cơ của Hợp tác xã Cây ăn quả Bến Quan được góp sức từ nguồn vốn tín dụng chính sách.

Tạo sinh kế, giúp dân giảm nghèo bền vững

Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Ðảng (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với tín dụng chính sách xã hội; Chương trình Hành động số 117-CTHÐ/TU, Chỉ thị số 17-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị về thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều giải pháp sáng tạo, triển khai cho vay đến các đối tượng chính sách trên địa bàn. Những chính sách thuận lợi này đã giúp tạo sinh kế bền vững, phù hợp với thực tiễn địa phương, góp phần hiện thực hóa Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội.
Người dân huyện Mường Nhé chuẩn bị cây quế giống sẵn sàng cho vụ trồng mới.

Khó khăn trong thực hiện mô hình hỗ trợ sản xuất

Ðã gần hết giai đoạn (2021-2025) thực hiện hỗ trợ sản xuất từ các chương trình mục tiêu quốc gia (giảm nghèo bền vững, nông thôn mới, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi), vậy nhưng nhiều huyện tại tỉnh Ðiện Biên vẫn loay hoay lựa chọn mô hình hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ sinh kế. Thực tế này làm chậm tiến trình đưa nguồn lực về cơ sở, làm chậm tiến độ giải ngân vốn hỗ trợ sản xuất của tỉnh Ðiện Biên trong khi hộ nghèo, người dân vùng dân tộc thiểu số, biên giới ở cơ sở lại đang rất cần nguồn hỗ trợ từ các chương trình.
Đa phần đất lúa ở Đỉnh Bàn (Thạch Hà) chỉ làm được một vụ do đất cát bạc màu và thiếu nước sản xuất.

Nỗi lòng nơi đầu mặn, cuối ngọt

Đỉnh Bàn vốn được biết đến như “xã trăm nghề”, bởi theo như cách nói của các cụ cao niên nơi đây, ở vùng đầu mặn, cuối ngọt này nghề gì cũng có, từ nông nghiệp, diêm nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp đến thợ nền, thợ mộc… Vậy mà cuộc sống bao đời nay của người dân ở đây vẫn lam lũ. “Không khó sao được, mười mấy năm qua, chúng tôi có được làm gì đâu”, ông Nguyễn Phúc Khiển một lão nông ở thôn Văn Sơn (Đỉnh Bàn) trải lòng.
Xã nông thôn mới kiểu mẫu Châu Bình hai lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng. (Ảnh: HOÀNG TRUNG)

Đổi thay trên quê hương hai lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng

Xã Châu Bình (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) là vùng căn cứ cách mạng bị bom, đạn tàn phá ác liệt trong kháng chiến lại nằm ở vùng sâu nên việc phát triển kinh tế-xã hội gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bằng sự chung sức, đồng lòng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây đã từng bước xây dựng, phát triển kinh tế và vinh dự hai lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng.
Bà Hồ Thị Thanh trao đổi kinh nghiệm với người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị.

Nữ “thủ lĩnh” người Vân Kiều góp sức xây dựng nông thôn mới

Là người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số, nhiều năm nay, bà Hồ Thị Thanh, người Vân Kiều ở thôn Phú Thiềng, xã Mò Ó, huyện Đa Krông (Quảng Trị) luôn phát huy vai trò gương mẫu đi đầu trong mọi việc; tích cực tuyên truyền, vận động người dân khắc phục khó khăn, tham gia thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Tuyên dương các gia đình văn hóa- hạnh phúc tiêu biểu.

Khai mạc Ngày hội Thành phố Hồ Chí Minh

Tối 28/6, tại đường đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Ngày hội Thành phố Hồ Chí Minh và các hoạt động tôn vinh vai trò của gia đình trong đời sống xã hội Thành phố Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 326 năm thành lập Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định-Thành phố Hồ Chí Minh (1698-2024); Kỷ niệm 48 năm Ngày Thành phố Sài Gòn-Gia Định chính thức vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh (2/7/1976-2/7/2024); Các sự kiện tôn vinh vai trò của gia đình trong đời sống xã hội; Ngày hội Văn hóa-Thể thao nông thôn mới cấp Thành phố lần thứ hai năm 2024.
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng được xây dựng khang trang từ vốn phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. (Ảnh MINH TUẤN)

Đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tại các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Cao Bằng, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, sinh sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa do vậy điều kiện phát triển kinh tế còn hạn chế, hạ tầng thiết yếu thiếu thốn. Ba tỉnh nêu trên đã “dồn” nguồn lực của các chương trình để xây dựng các công trình điện, đường, trường, trạm cho bà con, giúp vùng cao khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều lúng túng, vướng mắc, cần được tháo gỡ.
Mô hình nuôi dê sinh sản mang lại giá trị kinh tế cho hộ gia đình Phạm Viết Cao ở xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.

Vai trò hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới

Hiệu quả từ Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Quảng Ninh thật sự là luồng gió đổi mới, làm thay đổi căn bản diện mạo khắp các vùng nông thôn của tỉnh; đời sống của người dân khu vực nông thôn ngày càng được nâng cao, văn hóa xã hội và môi trường có nhiều tiến bộ; dân chủ được mở rộng; hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh; an ninh trật tự xã hội được giữ vững. Những kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới mang đậm dấu ấn, vai trò quan trọng của các cấp Hội Nông dân Quảng Ninh.
Đại biểu Nguyễn Văn Huy - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình phát biểu. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Đại biểu Quốc hội băn khoăn trước những biểu hiện “lệch chuẩn” trong văn hóa nông thôn

Khẳng định khu vực nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, là điểm sáng trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, song đại biểu Quốc hội cũng bày tỏ băn khoăn trước những biểu hiện “lệch chuẩn” văn hóa trong bức tranh toàn cảnh về văn hóa nông thôn hiện nay.
Ảnh minh họa: THÀNH ĐẠT

Tăng tốc xây dựng nông thôn mới

Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 theo chỉ đạo của Chính phủ, các địa phương trong cả nước đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ, diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, hạ tầng kinh tế, xã hội tiếp tục được đầu tư cải tạo, nâng cấp và làm mới theo hướng hiện đại và đồng bộ.
Cán bộ và nhân dân tham gia làm đẹp cảnh quan nông thôn mới tại xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. (Ảnh THANH SƠN)

Muôn cách học Bác, muôn việc làm vì dân

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn đội ngũ cán bộ: “hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”. Qua nhiều năm triển khai, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành việc làm thường xuyên, hằng ngày. Trong đó, tư tưởng vì dân, trọng dân của Bác ngày càng được các địa phương, đơn vị và đội ngũ cán bộ, đảng viên cụ thể hóa bằng nhiều việc làm, cách làm sinh động, thiết thực.
Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên chúc mừng huyện Đại Từ đạt chuẩn nông thôn mới.

Công bố huyện Đại Từ đạt chuẩn nông thôn mới

Tối 17/5, tại thị trấn Hùng Sơn, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức lễ công bố Quyết định số 371/QĐ-TTg, ngày 4/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Đại Từ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Đây là kết quả của sự phấn đấu bền bỉ, có hướng đi đúng đắn, cách làm phù hợp nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện miền núi này.