Các nhà khoa học, các đại biểu dự tọa đàm khoa học về chủ trương đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo cụm di tích đền-chùa Vĩnh Mộ, xã Nguyễn Trãi.

Thường Tín huy động các nguồn lực bảo tồn và phát huy di tích văn hóa, lịch sử

Những năm qua, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã huy động các nguồn lực nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, mà trọng tâm là hỗ trợ đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích. Giai đoạn 2021 - 2026, cùng với sự hỗ trợ của thành phố Hà Nội, huyện đang tu bổ, tôn tạo 59 di tích, với tổng kinh phí khoảng 740 tỷ đồng.
Điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tại xã Hồng Vân.

Nâng giá trị các sản phẩm OCOP

Từ năm 2019 đến nay, việc thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Sau khi được xếp hạng, các chủ thể đã chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì, quảng bá…giúp tăng doanh số bán và tăng thu nhập cho người dân.
Đường liên xã ở huyện Thường Tín được nhựa, bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện hơn.

Thường Tín hướng đến huyện nông thôn mới nâng cao

Thời gian qua, việc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở huyện Thường Tín (Hà Nội) đã, đang được chính quyền và nhân dân trên địa bàn tích cực thực hiện. Trong đó, vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới đã từng bước được xác định rõ ràng, giúp khuyến khích, động viên nhân dân tích cực tham gia đóng góp xây dựng.
Cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm của Công ty TNHH Sơn mài Phúc Cường (Cụm công nghiệp Làng nghề Sơn mài Duyên Thái, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội).

Xây dựng lộ trình phù hợp khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề

Để khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề, mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2546/QĐ-UBND về danh mục, lộ trình và kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường đối với các làng nghề trên địa bàn thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu cụ thể, đến hết năm 2025, tất cả các làng nghề được thành phố công nhận đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường; đến năm 2030, 100% số làng nghề khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường và hoàn thành di dời cơ sở sản xuất này vào khu, cụm, điểm công nghiệp...
Khu tái định cư phục vụ dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô vừa được huyện Thường Tín khởi công xây dựng tại xã Hồng Vân. (Ảnh Duy Linh)

Vượt tiến độ giải phóng mặt bằng dự án đường vành đai 4

Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, luôn chủ động, thực hiện đúng chính sách pháp luật, bảo đảm quyền lợi chính đáng tốt nhất cho người dân trong diện thu hồi đất, cách làm này đã giúp huyện Thường Tín đạt kết quả cao trong công tác giải phóng mặt bằng dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Các đơn vị chức năng huyện Thường Tín dọn dẹp mặt bằng khởi công đường vành đai 4-Vùng Thủ đô tại Km52+600 thuộc thôn Văn Giáp, xã Văn Bình. (Ảnh: DUY LINH)

Bảo đảm điều kiện khởi công đường vành đai 4-Vùng Thủ đô

Bên cạnh một số cơ chế đặc thù, dự án trọng điểm đường vành đai 4-Vùng Thủ đô còn nhận được sự ủng hộ, đồng thuận rất cao của nhân dân, cho nên đã bảo đảm tiến độ giải phóng mặt bằng đề ra. Đây không chỉ là dự án mẫu từ công tác chuẩn bị đến khi triển khai, mà còn đúc rút nhiều bài học kinh nghiệm trong giải phóng mặt bằng, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nghe giới thiệu về dự án Khu lưu niệm danh nhân Nguyễn Trãi tại xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Thường Tín đẩy mạnh đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích

Với 462 di tích, Thường Tín là một trong những địa phương có nhiều di tích nhất trên địa bàn Hà Nội. Từ năm 2017, mỗi năm huyện dành 1% tổng chi ngân sách của huyện để đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích. Hiện Thường Tín đang nỗ lực bảo đảm tiến độ dự án Khu lưu niệm Danh nhân văn hóa, Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.