Thúc đẩy việc làm bền vững cho người dân, bảo đảm quyền con người

NDO - Nỗ lực tạo việc làm thỏa đáng và bền vững cho người dân là ưu tiên của Việt Nam, góp phần bảo đảm quyền con người, đồng thời, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và hướng đến một xã hội công bằng hơn. Nỗ lực này dựa trên quan điểm nhất quán của Chính phủ là phát triển toàn diện, bao trùm và bền vững vì con người, lấy con người làm trung tâm, không phân biệt giới tính, độ tuổi, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội.
0:00 / 0:00
0:00
Trung tâm Dịch vụ việc làm Đà Nẵng đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề với nhiều hình thức đa dạng.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Đà Nẵng đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề với nhiều hình thức đa dạng.

Chương trình nghị sự về việc làm thỏa đáng của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) bắt đầu từ năm 1999 luôn quan tâm, đề cập đến những cơ hội việc làm năng suất cao, mang lại thu nhập xứng đáng, được bảo đảm an toàn, ổn định tại nơi làm việc, gắn với an sinh xã hội cho người lao động và cả gia đình họ.

Tại Việt Nam, việc làm thỏa đáng từ lâu cũng được xem là một phần của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách phát triển thị trường lao động, tạo việc làm thỏa đáng cho tất cả người dân, dựa trên quan điểm nhất quán là phát triển toàn diện, bao trùm và bền vững vì con người, lấy con người là trung tâm, không phân biệt giới tính, độ tuổi, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội.

Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách phát triển thị trường lao động, tạo việc làm thỏa đáng cho tất cả người dân, dựa trên quan điểm nhất quán là phát triển toàn diện, bao trùm và bền vững vì con người, lấy con người là trung tâm, không phân biệt giới tính, độ tuổi, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội.

Có thể thấy, vai trò trung tâm của việc làm thỏa đáng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và môi trường ngày càng được các quốc gia công nhận và nhấn mạnh hơn.

Tại Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững của Liên hợp quốc vào tháng 9/2015, một bộ tiêu chí gồm 17 mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals - SDGs) đã được các nhà lãnh đạo trên thế giới thông qua. Trong đó, mục tiêu số 8 là: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, rộng mở và bền vững, việc làm đầy đủ và năng suất và công việc tốt cho tất cả mọi người.

Việt Nam đã thể hiện rõ cam kết đạt được mục tiêu phát triển bền vững và việc làm thỏa đáng cho tất cả mọi người, thông qua việc ban hành Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 25/9/2020 về phát triển bền vững với 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 và 115 mục tiêu cụ thể phù hợp với điều kiện và ưu tiên phát triển của quốc gia.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã phê chuẩn 7 trên 8 Công ước của ILO cùng với nhiều cải cách pháp luật lao động, góp phần mang lại cơ hội tốt hơn cho người dân được tiếp cận với việc làm thỏa đáng.

Thúc đẩy việc làm bền vững cho người dân, bảo đảm quyền con người ảnh 1

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp họp bàn triển khai chính sách hỗ trợ đào tạo lại nghề cho lao động

Những nỗ lực của Chính phủ để tạo việc làm thỏa đáng còn được thể hiện mạnh mẽ qua Chương trình Hợp tác Quốc gia về Việc làm bền vững và thỏa đáng (DWCP) tại Việt Nam.

Chương trình DWCP giai đoạn 2017-2021 đã khép lại với nhiều thành tựu đáng kể, đồng thời, mở ra giai đoạn mới (2022-2026) với những ưu tiên quốc gia mới, nhưng đều hướng đến mục tiêu bảo đảm việc làm thỏa đáng cho mọi người dân.

Cụ thể, 3 ưu tiên quốc gia mới chú trọng vào: tạo việc làm thỏa đáng; mở rộng phạm vi và mức độ đầy đủ của an sinh xã hội; và quản trị thị trường lao động tốt hơn thông qua việc thúc đẩy các quyền và nguyên tắc cơ bản trong lao động và đối thoại xã hội.

Bên cạnh những thành tựu không thể phủ nhận, có thể thấy, thị trường lao động và việc làm của Việt Nam vẫn đứng trước nhiều thách thức, không chỉ vì những tác động của đại dịch Covid-19, mà còn với những vấn đề nội tại chưa được giải quyết thực sự thấu đáo.

Một thách thức lớn của thị trường việc làm Việt Nam hiện nay là tỷ lệ lao động ở khu vực phi chính thức có sự lệch pha khá lớn so với khu vực chính thức. Điều này không chỉ dẫn đến sự bất ổn định của thị trường lao động mà còn khiến cơ hội việc làm của nhiều người lao động phi chính thức rơi vào tình trạng bấp bênh, điều kiện làm việc và quyền lao động không được bảo đảm, cuộc sống khó khăn.

Đại dịch Covid-19 đã khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực bị đứt gãy, ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình lao động, việc làm. Đến nay, mặc dù kinh tế đã dần hồi phục, thị trường việc làm đã khởi sắc trở lại, nguồn cung lao động tăng nhưng chủ yếu vẫn ở khu vực phi chính thức.

Mặt khác, thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội đã làm thay đổi tính chất việc làm, theo đó, những việc làm mới đòi hỏi những yêu cầu mới về kỹ năng nghề cũng như tiêu chuẩn cao hơn đối với người lao động và doanh nghiệp sử dụng lao động.

Trong khi đó, kỹ năng của lực lượng lao động vẫn thấp hơn mức trung bình toàn cầu, năm 2021, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 66%; trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ chỉ đạt 26,1%. Điều này dẫn đến sự thiết hụt nguồn cung lao động so với nhu cầu và yêu cầu sử dụng của các doanh nghiệp, đặc biệt là lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao.

Ngoài ra, cơ cấu đào tạo nghề chưa hợp lý, chưa tương thích với cơ cấu của nền kinh tế, dẫn đến tình trạng thừa thiếu lao động cục bộ trên thị trường lao động... cũng là những khó khăn cần sớm vượt qua.

Thúc đẩy việc làm bền vững cho người dân, bảo đảm quyền con người ảnh 2

Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Nam tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tại Phiên họp lần thứ 110 của Hội nghị Lao động quốc tế (ILC 110), Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định, Việt Nam sẽ phối hợp các quốc gia thành viên ILO cùng giải quyết các thách thức của tương lai việc làm với những giải pháp mạnh mẽ và quyết liệt.

Đây vừa là mục đích, nhưng cũng chính là phương tiện để hiện thực hóa mục tiêu xóa nghèo bền vững và trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030, thu nhập cao vào năm 2045.

Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan đang nghiên cứu, sửa các Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật Công đoàn, Luật Hợp tác xã; xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động 2019... nhằm sớm cải tiến, hoàn thiện chính sách về tiền lương, an sinh xã hội.

Đồng thời, tiếp tục nội luật hóa và quy định cụ thể các tiêu chuẩn lao động phù hợp với điều kiện của Việt Nam và tiêu chuẩn lao động quốc tế (các công ước của ILO) mà Việt Nam cam kết và phê chuẩn, nhằm bảo đảm những quyền lợi tối ưu cho người lao động.

Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan đang nghiên cứu, sửa các Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật Công đoàn, Luật Hợp tác xã; xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động 2019... nhằm sớm cải tiến, hoàn thiện chính sách về tiền lương, an sinh xã hội.

Tuy nhiên, sự thay đổi của thị trường lao động dưới tác động của thời đại cũng đặt ra những cách thức tiếp cận mới để giải quyết những thách thức về việc làm thỏa đáng.

Thay vì chỉ tạo ra những thay đổi trong hệ thống chính sách, pháp luật, cần thay đổi cả về nhận thức trong việc thực thi pháp luật về lao động.

Bên cạnh đó, cần xác định rõ, vấn đề then chốt không còn là tạo ra thêm nhiều việc làm mới mà cần thúc đẩy các việc làm chất lượng và bền vững, bảo đảm các tiêu chí về điều kiện làm việc, quyền của người lao động, đặc biệt là ưu tiên cải thiện chất lượng việc làm trong nhóm việc làm dễ bị tổn thương.

Ngoài ra, cần tập trung phát triển nguồn cung lao động chất lượng cao thông qua những thay đổi mạnh mẽ trong các chính sách về giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động; tăng cường vai trò của doanh nghiệp sử dụng lao động trong việc đào tạo nghề, gắn việc học nghề với thực hành tại doanh nghiệp nhằm bám sát nhu cầu của thị trường lao động.