Theo dự báo, quý II/2023, thị trường lao động có sự phục hồi, khi xu hướng tuyển dụng, tìm kiếm việc làm đều có sự khởi sắc nhất định. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đang đối mặt với khó khăn phải cắt giảm lao động.
Sau một năm triển khai, việc ban hành các văn bản hướng dẫn cũng như phân bổ vốn cho thực hiện Tiểu dự án 3 về hỗ trợ việc làm bền vững của Dự án 4 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững còn chậm. Từ đó, dẫn đến khó khăn trong thực hiện các hoạt động có liên quan, nhất là đối với các địa phương.
Trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, nội dung “Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững” được thiết kế thành một dự án riêng, có mục tiêu, lộ trình và các chỉ tiêu cụ thể. Qua đó, hướng tới hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo, gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với tạo việc làm, sinh kế bền vững.
Nỗ lực tạo việc làm thỏa đáng và bền vững cho người dân là ưu tiên của Việt Nam, góp phần bảo đảm quyền con người, đồng thời, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và hướng đến một xã hội công bằng hơn. Nỗ lực này dựa trên quan điểm nhất quán của Chính phủ là phát triển toàn diện, bao trùm và bền vững vì con người, lấy con người làm trung tâm, không phân biệt giới tính, độ tuổi, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội.
Ngày 21/3, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp Ban Thư ký ASEAN, Quỹ hợp tác ASEAN - Hàn Quốc tổ chức hội thảo khu vực về đánh giá thực hiện Hướng dẫn ASSEAN về lồng ghép giới trong chính sách lao động và việc làm hướng tới việc làm bền vững.