Dịch vụ công quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam trên Cổng Dịch vụ công của Cục Việc làm (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội).

Đề xuất 2 phương án về quyền thực hiện quản lý lao động nước ngoài

Tính đến tháng 6/2023, cả nước có hơn 121 nghìn lao động nước ngoài đang làm việc. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã đề xuất 2 phương án quy định quyền thực hiện công tác quản lý lao động nước ngoài, trong đó có cấp giấy phép lao động, nhằm sửa đổi, bổ sung một số quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong thời gian tới.
Việc tìm giải pháp để tháo gỡ khó khăn, tạo không gian phát triển mới cho doanh nghiệp đang là vấn đề được ưu tiên hiện nay.

Hỗ trợ doanh nghiệp đạt mục tiêu tăng trưởng mới

Vừa qua, tại Hội nghị với địa phương sáu tháng đầu năm 2023, Chính phủ đã thống nhất chuyển chính sách tiền tệ từ trạng thái kiểm soát “chặt chẽ, chắc chắn” ở những thời điểm trước đó sang trạng thái “linh hoạt, nới lỏng” hơn. Sự điều chỉnh kịp thời này được xem là biện pháp phù hợp thực tiễn nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết tháo gỡ khó khăn về thanh khoản, tín dụng, thúc đẩy doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh.
Nhiều lao động được tiếp cận việc làm mới, góp phần giải quyết vấn đề an sinh xã hội trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước đang gặp khó khăn hơn năm trước.

Hơn 19 nghìn người ở tỉnh Thái Bình được giải quyết việc làm mới

Thông tin cho báo chí, ông Tăng Bá Phúc, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Thái Bình cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay, tỉnh Thái Bình đã hỗ trợ rất tích cực cho người lao động tiếp cận việc làm ổn định, đáp ứng vấn đề an sinh xã hội trong bối cảnh sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn hơn năm trước.
Hoạt động tại phiên giao dịch việc làm quận Long Biên, Hà Nội, tháng 5/2023. (Ảnh: Nam Nguyễn)

Thách thức với thị trường lao động 6 tháng cuối năm

Trong 5 tháng đầu năm 2023, mặc dù số lao động mất việc làm do doanh nghiệp thu hẹp sản xuất có xu hướng tăng, nhưng tình hình lao động-việc làm trên bình diện tổng thể chung của cả nước vẫn trong tầm kiểm soát. Dự báo, thị trường lao động 6 tháng cuối năm nay cũng sẽ chịu nhiều rủi ro và thách thức.
Biểu tượng ChatGPT. (Ảnh: AFP/TTXVN)

AI sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn thay vì sa thải hàng loạt

Những tiến bộ trong công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn, thay vì gây ra tình trạng sa thải hàng loạt. Đây là nhận định của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp tại Anh, thể hiện qua kết quả khảo sát với 2.000 nhà tuyển dụng do tập đoàn tuyển dụng khổng lồ Manpower thực hiện.
Ảnh: Thành Đạt.

Kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu về lao động-việc làm

Thời gian qua, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã phối hợp Bộ Công an để từng bước kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu về lao động-việc làm gắn với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Sắp tới, sẽ tiếp tục xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động hiện đại, đồng bộ, có sự kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội.
Lao động tìm kiếm thông tin việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. (Ảnh: Nhật Quang)

Gỡ khó trong tạo việc làm cho người lao động giai đoạn hiện nay

Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, từ cuối tháng 4 và tháng 5, thị trường lao động-việc làm ở nước ta diễn biến khó khăn hơn. Gần 510 nghìn lao động trong doanh nghiệp bị ảnh hưởng việc làm. Vì vậy, rất cần những giải pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tạo việc làm cho người lao động trong giai đoạn hiện nay.
Ảnh: nhandan.vn.

Sửa đổi hướng dẫn về dạy nghề, giải quyết việc làm thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 đang được lấy ý kiến.