Ngày hội tư vấn tuyển sinh, định hướng nghề nghiệp và kết nối cung cầu lao động tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Thái Bình diễn ra cả ngày 29/3 được các doanh nghiệp kỳ vọng sẽ tuyển dụng được lao động đáp ứng nhu cầu thực tiễn tại đơn vị. Tuy nhiên, đến cuối ngày số lượng người đến tìm hiểu, kết nối việc làm không nhiều.
Chương trình “Nâng cao kỹ năng làm việc cho thanh niên tỉnh Hà Nam” hướng tới mục tiêu trang bị cho thanh niên Hà Nam những kỹ năng toàn diện, bao gồm kỹ năng xã hội, tài chính, tìm kiếm việc làm và khởi nghiệp.
Tính đến cuối tháng 2/2025, tổng cộng 1,2 triệu người Hàn Quốc trong độ tuổi từ 15-29 vẫn thất nghiệp hoặc không tham gia hoạt động kinh tế, tăng so với con số 1,1 triệu người của năm 2024.
Năm 2024, Việt Nam đưa được hơn 158.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 125,4% kế hoạch năm. Nhật Bản, Hàn Quốc và Ðài Loan (Trung Quốc) tiếp tục là những thị trường truyền thống tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam; một số thị trường ở châu Âu tiếp tục rộng mở đối với người lao động…
Tình hình lao động-việc làm năm 2024 ghi nhận nhiều điểm sáng, các chỉ tiêu ước thực hiện năm 2024 đạt và vượt các chỉ tiêu được Quốc hội, Chính phủ giao. Thị trường lao động trong nước cũng chứng kiến đà phục hồi nhanh, mạnh mẽ, mang lại những kết quả tích cực.
Sáng 18/12, chia sẻ tại Tọa đàm Nâng chất lượng, hiệu quả hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài do Báo Người Lao Động tổ chức, Thứ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan nhấn mạnh: “Đào tạo người Việt Nam ra làm việc ở nước ngoài, bên cạnh ngoại ngữ thì cần đào tạo vị thế của người lao động. Trong chuyến công tác vừa rồi, chúng tôi thực tế tại công trường ở Nhật Bản, các em có tiếng Nhật N1, N2 được doanh nghiệp đánh giá cao...”.
Trong số gần 5.000 tân khoa của Trường Đại học FPT tốt nghiệp năm 2024, gần 3.000 sinh viên thuộc ngành Công nghệ thông tin đã chính thức gia nhập thị trường lao động.
Việc sửa đổi Luật Việc làm nhằm đáp ứng yêu cầu về nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực việc làm, kịp thời ứng phó, thích ứng trong bối cảnh già hóa dân số, cách mạng công nghiệp 4.0, giải quyết các vấn đề liên quan việc làm bền vững, quản lý nguồn lao động.
Trong quá trình sửa đổi Luật Việc làm, Ủy ban Xã hội của Quốc hội đề nghị cần nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện các quy định, làm rõ chính sách hỗ trợ phát triển các thị trường lao động đặc thù, nhất là phát triển thị trường lao động khu vực nông thôn, lao động là người dân tộc thiểu số, lao động nữ, người cao tuổi, thị trường lao động trình độ cao.
UEH Career Fair 2024 với hơn 2.000 cơ hội việc làm hấp dẫn dành cho sinh viên, người lao động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận.
Sáng 30/10, tại Hà Nội, Hội thảo "Nhân lực bền vững - Trung tâm của chữ "S" trong ESG?" do Báo Dân trí (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) tổ chức, với sự góp mặt của những chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm, các tổ chức quốc tế, cùng đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, hội thảo là diễn đàn để thảo luận và đưa ra những giải pháp tốt nhất giúp triển khai yếu tố xã hội (chữ "S" trong ESG) tại các doanh nghiệp, góp phần phát triển nguồn nhân lực bền vững cho nền kinh tế Việt Nam.
Tính chung 9 tháng năm 2024, thu nhập bình quân tháng của người lao động là 7,6 triệu đồng, tăng 7,4%, tương ứng tăng 519 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Con số này của lao động nam cao gấp 1,34 lần của lao động nữ; và thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,4 lần khu vực nông thôn.
Ngày 18/9, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản, trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt và thị trường lao động suy yếu, đánh dấu lần đầu tiên lãi suất hạ trong hơn 4 năm qua.
Trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, khoa học máy tính, thiết kế vi mạch, công nghệ bán dẫn… đang là những ngành, nhóm ngành được các trường đại học, cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh tập trung đầu tư nhằm đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực chất lượng cao của thị trường lao động trong giai đoạn tới.
Chiều 9/9, tại Hà Nội, Ban Cán sự Đảng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị "Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 6/6/2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao".
Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ hiện nay, nhiều hình thức việc làm mới đã ra đời, tạo ra lực lượng lao động phi chính thức ngày càng lớn ở nước ta. Điều này đặt ra yêu cầu sửa đổi những quy định về việc làm phù hợp thực tế của thị trường lao động trong nước.
Ngày 30/7, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội họp báo thông tin về kết quả thực hiện các chính sách lao động, người có công và xã hội 6 tháng năm 2024 và một số nhiệm vụ điều hành của Bộ trong những tháng cuối năm.
Thời gian qua, việc phát triển kỹ năng nghề cho lực lượng thanh niên luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia, Liên hợp quốc và các cơ quan, tổ chức quốc tế. Sự tham gia tích cực của lực lượng thanh niên giúp xã hội phát triển bảo đảm tính bao trùm, ổn định và bền vững.
Lao động phi chính thức ở nước ta vẫn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng hơn 3/5 tổng số lao động có việc làm của cả nước. Điều này khiến thị trường lao động chưa có sự cải thiện nhiều về chất lượng nguồn nhân lực. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, số lao động phi chính thức trong nước là 33,4 triệu người .
Tổng cục Thống kê cho biết, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động sáu tháng đầu năm 2024 là 2,27%, không đổi so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực thành thị là 2,68% và tại khu vực nông thôn là 2%.
Chuyên gia kinh tế của BofA Securities Inc nhấn mạnh, trong thập niên qua, Việt Nam vẫn tiếp tục thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và “Việt Nam vẫn là điểm sáng trong khu vực này”.
Tại Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp quận Cầu Giấy năm 2024, các đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động gần 3.000 chỉ tiêu.
Nghiên cứu của công ty kiểm toán và tư vấn toàn cầu PwC công bố mới đây cho thấy, mức lương và năng suất làm việc của các lĩnh vực liên quan trí tuệ nhân tạo (AI) đang tăng nhanh hơn, ngay cả khi công nghệ này gây lo ngại về tình trạng mất việc làm. Bất chấp nguy cơ về tác động của AI đối với việc làm và kinh doanh, lĩnh vực này đem lại những cơ hội mới to lớn cho nhiều người, giúp các quốc gia thoát khỏi tình trạng tăng trưởng năng suất thấp, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiền lương và cải thiện mức sống.
Sáng 18/5, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Ba Đình chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, phòng Lao động-Thương binh và Xã hội quận Ba Đình tổ chức "Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024", với 2.140 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh
Xác định vai trò quan trọng của giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, kỹ năng nghề phục vụ sự phát triển kinh tế-xã hội, những năm gần đây, các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là vấn đề cần thiết, mang tính cấp bách trong tình hình hiện nay.
Định hướng giáo dục nghề nghiệp phù hợp sẽ giúp học sinh phát huy được năng lực, sở trường và giảm gánh nặng kinh tế gia đình đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động hiện nay. Nhờ thực hiện tốt tư vấn hướng nghiệp, nhiều học sinh đã chuyển sang học nghề và đây được xem là một xu hướng phù hợp bối cảnh “thừa thầy thiếu thợ” hiện nay.