Khó khăn về tài chính sau nhiều lần thất bại liên tiếp làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) khiến nhiều gia đình dang dở ước mơ tìm con. Vì thế, các cơ sở y tế đã có nhiều chương trình tiếp thêm động lực cho các gia đình về mặt tài chính với những chính sách rất nhân văn.
Ngày 4/10, lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, với những kết quả ấn tượng trong “Ươm mầm hạnh phúc” năm 2023 mùa thứ 10, năm nay, Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột tiếp tục đồng hành cùng chương trình “Ươm mầm hạnh phúc” 2024 mùa thứ 11.
“Ươm mầm hạnh phúc” là chuỗi chương trình hỗ trợ chi phí điều trị cho những trường hợp đã có chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm nhưng chưa thực hiện được do chưa đủ điều kiện kinh tế . Đơn vị hỗ trợ sinh sản IVFMD Buôn Ma Thuột - Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk chính thức góp mặt trong chương trình năm 2023 với những kết quả ấn tượng và tiếp tục đồng hành cùng các cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn ở Tây Nguyên .
Sự phát triển của thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) mang lại hiệu quả vượt bậc nhưng cũng tạo cơ hội cho những hành vi vi phạm như buôn bán phôi, tinh trùng và mang thai hộ bất hợp pháp. Hiện nay, việc bảo đảm an toàn trong lĩnh vực này là cấp thiết quan trọng.
Bế hai thiên thần nhỏ trên tay, cô giáo Nguyễn Thị Tuyết như trút được bao nỗi tủi hờn, kiệt quệ tinh thần của mình trong suốt 12 năm hiếm muộn. Chị bảo, phải ai trải qua những năm tháng tìm con trong nước mắt, những lần lưu thai, sảy thai, ra vào viện liên tục, mới thấy được hạnh phúc có con lớn lao đến thế nào.
17 năm sau ngày cưới, 6 lần thụ tinh ống nghiệm thất bại, chị N.T.V bật khóc khi được làm mẹ ở tuổi 42. Tiếng khóc của đứa con đầu lòng đã xoa dịu đi 17 năm chịu nhiều đắng cay, mất mát, thất vọng trong cuộc đời chị V.
12 năm mong mỏi tiếng trẻ thơ trong nhà chưa thành, trải qua một lần hỏng con, kinh tế khó khăn khiến cho giấc mơ làm mẹ của chị B Nướch Thị Tron (1988), người Cơ Tu càng trở nên mong manh. Lần được hỗ trợ miễn phí IVF này vừa là cái phao cứu sinh, vừa là niềm hy vọng cuối để chị tiếp tục nuôi giấc mơ làm mẹ.
Sau nhiều nỗ lực về chuyên môn, đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, ngày 11/6, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1616/QĐ-BYT công nhận Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Chị Trần Tuyết Anh chỉ có 1% cơ hội làm mẹ khi mắc bệnh lý suy buồng trứng, đã hái quả ngọt vào cuối năm 2023. Trường hợp của chị càng khiến cho những phụ nữ hiếm muộn có thêm niềm tin "săn con".
Nhìn đứa con đầu lòng lớn lên với căn bệnh nhược cơ Duchenne vô cùng đau đớn, chị Lê Thị Nguyên sợ hãi khi nghĩ tới sinh đứa con thứ 2 khi bản thân chị mang gene bệnh ẩn. Nhưng khao khát làm mẹ lần thứ 2 không ngừng thôi thúc chị phải vượt qua những rào cản bệnh lý và kinh tế để chờ ngày hái quả ngọt.
Ngày 14/4, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh đã chào đón em bé thứ 125.000 chào đời tại cơ sở y tế này. Điều đặc biệt là em bé này chào đời nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Mang đột biến dị hợp tử trên gene PEX6, hai lần sinh con là hai lần chị Đinh Thị Hòa khóc hết nước mắt khi con chị đều mắc bệnh di truyền, gặp vấn đề về tinh thần, vận động. 15 năm ròng rã, chị Hòa cũng hái được quả ngọt nhờ thụ tinh trong ống nghiệm và đặc biệt hành trình ấy luôn có mẹ chồng đồng hành.
Sau hơn 8 năm hiếm muộn, đã được mổ micro-TESE ở nhiều đơn vị hỗ trợ sinh sản khác nhưng thất bại, bác sĩ tư vấn cần xin tinh trùng hiến tặng, bất ngờ anh N.V.M nhận tin vui sẽ sớm đón con vào năm Giáp Thìn nhờ nhiều kỹ thuật hiện đại trong điều trị vô sinh.
Sau nhiều năm hiếm muộn, nữ giảng viên Đại học Y Dược Thái Nguyên vỡ òa hạnh phúc khi chào đón đứa con đầu lòng dù bản thân mắc buồng trứng đa nang và chồng cũng gặp vấn đề về sinh sản.
Hạnh phúc rạng rỡ làm cha mẹ của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn là động lực cho Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội quyết định tiếp tục đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn với 10 suất hỗ trợ 100% chi phí thụ tinh trong ống nghiệm.
Sau gần 18 năm liên tục thất bại thụ tinh trong ống nghiệm với 5 lần thai lưu, 3 lần chửa ngoài tử cung, người mẹ ở độ tuổi xấp xỉ 50 đã vỡ òa hạnh phúc khi chào đón con đầu lòng.
Chiều 7/10, bác sĩ Chuyên khoa II Võ Minh Thành, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột phối hợp với Bệnh viện Mỹ Đức thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chương trình “Ươm mầm hạnh phúc”.
Sáng 29/9, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức công bố quyết định của Bộ Y tế về việc được công nhận thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan, đại diện Bộ Y tế và lãnh đạo các cơ sở y tế trong và ngoài tỉnh dự lễ công bố quyết định.
Bao nhiêu năm chăm sóc người bệnh, ngắm nhìn hạnh phúc của những người mẹ trẻ được bế ẵm trên tay thiên thần bé nhỏ, nhiều nữ nhân viên y tế cũng khắc khoải chờ đợi ngày gia đình có tiếng bi bô con trẻ, được thực hiện thiên chức làm mẹ.
Gần 10 năm "săn con", vợ chồng chị Vi Thị Diện (1994) và anh Lương Văn Dược (1992), người dân tộc Thái (Thanh Hóa) không biết xoay xở đâu số tiền lớn để làm thụ tinh trong ống nghiệm.
Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội vừa thực hiện phẫu thuật thành công cho sản phụ mang song thai IVF hiếm gặp, một thai trong tử cung và một thai ngoài tử cung bị hoại tử, đe dọa sức khỏe cho người mẹ.
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các địa phương, các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo chỉ đạo và thực hiện các biện pháp cần thiết ngăn chặn tình trạng mua bán trứng, tinh trùng.
Hàng trăm gia đình hiếm muộn đã chạm tới hạnh phúc thiêng liêng được làm cha, làm mẹ sau hàng chục năm trời ròng rã "săn" con. Đó là kết quả tuyệt vời đến từ những tiến bộ của y học hiện đại cùng việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong thụ tinh trong ống nghiệm.
Kỹ thuật mới giúp nhóm phụ nữ buồng trứng đa nang xua tan nỗi lo đau, xoắn buồng trứng, tăng cân đột ngột do quá kích buồng trứng khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) nhưng vẫn đạt hiệu quả tương đương IVF.
Chồng bị liệt cả 2 chân ngồi xe lăn từ năm 14 tuổi, vợ bị khuyết tật tay trái. Cả hai đến với nhau bằng sự đồng cảm và rồi nghẹn ngào nước mắt khi ở hoàn cảnh số phận trớ trêu nhất, họ đã có được đứa con đầu lòng.
Bệnh viện Trung ương Huế đã làm xong 20 hồ sơ thụ tinh trong ống nghiệm bằng phương pháp mang thai hộ và đã thực hiện được 18 ca, trong đó có 13 ca thực hiện thành công, đón 16 em bé chào đời.
Vượt hơn 800km từ địa bàn xa nhất của tỉnh Điện Biên xuống Hà Nội, vợ chồng chị Hờ Thị Vá và anh Sùng A Dình (34 tuổi), dân tộc Mông, xã Mường Nhé, Điện Biên hạnh phúc đến nghẹn ngào khi nằm trong danh sách là một trong 10 cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn được hỗ trợ làm thụ tinh trong ống nghiệm.
Chương trình Gala “Hạt mầm khát vọng” là chương trình giao lưu nghệ thuật có tính nhân văn sâu sắc, với nhiều cung bậc cảm xúc trong hành trình đi tìm con yêu của các cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn, cũng như sự đồng hành, sẻ chia của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội trong gần hai năm triển khai Chương trình hỗ trợ quân nhân hiếm muộn - “Yêu thương lan toả”.
Ngày 15/9, Bệnh viện sản nhi tỉnh Phú Thọ tổ chức sự kiện chào mừng 200 em bé ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Đây là sự kiện đánh dấu quá trình hơn 2 năm triển khai kỹ thuật này tại bệnh viện.