Khởi động từ chương trình “Ươm mầm hạnh phúc” năm 2023
“Ươm mầm hạnh phúc” là chương trình làm thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí dành cho các cặp vợ chồng mong con, có chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn nên chưa thực hiện được. “Ươm mầm hạnh phúc” diễn ra định kỳ vào quý IV hằng năm.
Từ năm 2014 đến nay, “Ươm mầm hạnh phúc” đã trải qua 10 mùa ươm mầm thành công, cùng đồng hành với gần 500 cặp vợ chồng mong con có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ chạm đến ước mơ gia đình hạnh phúc.
Đây là chuỗi chương trình được khởi xướng bởi giáo sư, bác sĩ, Anh hùng lao động, thầy thuốc nhân dân Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Giám đốc bệnh viện Từ Dũ Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ năm 2014 đến nay, “Ươm mầm hạnh phúc” đã trải qua 10 mùa ươm mầm thành công, cùng đồng hành với gần 500 cặp vợ chồng mong con có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ chạm đến ước mơ gia đình hạnh phúc.
Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột chính thức góp mặt trong chương trình “Ươm mầm hạnh phúc” năm 2023 mùa thứ 10 này.
Trong đó, có 10 cặp vợ chồng hiếm muộn được khám và điều trị miễn phí tại Đơn vị Hỗ trợ sinh sản IVFMD Buôn Ma Thuột. Toàn bộ chi phí làm thụ tinh trong ống nghiệm do Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột chi trả.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Huy Khải, Trưởng Đơn vị IVFMD Buôn Ma Thuột thăm khám bệnh nhân trong chương trình "Ươm mầm hạnh phúc". |
Từ ngày 16/11/2023 đến 19/9/2024, có 10 cặp vợ chồng được chẩn đoán vô sinh với thời gian từ 2-14 năm, thỏa điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm của chương trình “Ươm mầm hạnh phúc” được khám và điều trị miễn phí tại Đơn vị hỗ trợ sinh sản IVFMD Buôn Ma Thuột.
Kết quả, đến tháng 9/2024 đã có chín cặp vợ chồng được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, tất cả đều tạo được phôi ngày năm và đông lạnh phôi toàn bộ. Một trường hợp không thỏa mãn điều kiện thụ tinh trong ống nghiệm sau khi khám sàng lọc chuyên sâu trước khi kích thích buồng trứng, do người vợ được phát hiện có bệnh lý tim mạch cần được điều trị trước.
Từ ngày 16/11/2023 đến 19/9/2024, có 10 cặp vợ chồng được chẩn đoán vô sinh với thời gian từ 2-14 năm, thỏa điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm của chương trình “Ươm mầm hạnh phúc” được khám và điều trị miễn phí tại Đơn vị hỗ trợ sinh sản IVFMD Buôn Ma Thuột.
Trong thời gian chờ vòng kinh chuẩn bị nội mạc tử cung để chuyển phôi, một cặp vợ chồng đã có thai tự nhiên. Còn lại tám cặp vợ chồng được chuyển phôi đông lạnh, trong đó sáu trường hợp đã có thai. Hiện có bốn trường hợp theo dõi thai: 16 tuần, 20 tuần, 24 tuần và 32 tuần. Ba trường hợp sinh được ba em bé khỏe mạnh.
Theo lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột, trong chín cặp vợ chồng đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí tại Bệnh viện đã có bảy trường hợp điều trị thành công với tổng chi phí hỗ trợ lên tới hơn 1,1 tỷ đồng.
Hiện thực hóa ước mơ làm cha mẹ tưởng chừng đã vô vọng
Vợ chồng chị N.T.T trú ở huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk là gia đình đầu tiên trong chương trình “Ươm mầm hạnh phúc” năm 2023 đã đón em bé chào đời khỏe mạnh.
Trước đó, hành trình 11 năm tìm con của vợ chồng chị N.T.T trải qua nhiều thử thách với một lần chọc hút, ba lần bị thai sinh hóa, trải qua cuộc mổ polyp tử cung…
Đây là một trong những ca được đánh giá là “khó” với chỉ số Beta hCG thấp sau khi được chuyển phôi. Quá trình mang thai chị T gặp khá nhiều vấn đề: thai thiểu ối, thai nhỏ hơn tuổi thai, đái tháo đường thai kỳ, nguy cơ cao tiền sản giật. Mỗi lần khám thai là mỗi lần cả ba mẹ và các bác sĩ đều rất lo lắng.
Bác sĩ Phạm Thị Ngọc
Bác sĩ Phạm Thị Ngọc, người điều trị chính chia sẻ: “Đây là một trong những ca được đánh giá là “khó” với chỉ số Beta hCG thấp sau khi được chuyển phôi. Quá trình mang thai chị T gặp khá nhiều vấn đề: thai thiểu ối, thai nhỏ hơn tuổi thai, đái tháo đường thai kỳ, nguy cơ cao tiền sản giật. Mỗi lần khám thai là mỗi lần cả ba mẹ và các bác sĩ đều rất lo lắng”.
Đơn vị hỗ trợ sinh sản IVFMD Buôn Ma Thuột - Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột. |
Thế nhưng sau bao nỗ lực, cuối cùng anh chị đã đón nhận một “hạt mầm hạnh phúc” đầu tiên. Em bé chào đời chính là từ tình yêu vô bờ của ba mẹ; sự chăm sóc, tư vấn tận tình của bác sĩ và một phần không nhỏ là nhờ niềm tin vào phương pháp hỗ trợ sinh sản tiên tiến.
Ngoài chị T, Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột tiếp tục đón em bé thứ hai chào đời khỏe mạnh trong chương trình “Ươm mầm hạnh phúc” vào ngày 8/9 vừa qua. Vợ chồng chị K.L và anh Q.V ở thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk đã từng trải qua nỗi buồn sẩy thai lúc 5-6 tuần; dù đã thực hiện kỹ thuật IUI 1 chu kỳ, kích thích buồng trứng nhưng không có nang phát triển vì hội chứng buồng trứng đa nang.
Quá trình tìm con trong tám năm của vợ chồng mình rất gian nan, cứ hễ nghe ai nói ở đâu tốt là mình tìm đến chỉ mong có được một mụn con nhưng đều thất bại. Thời điểm mình tuyệt vọng nhất là khi điều trị tại một bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh nhưng kết quả không như mong muốn, lúc đó vợ chồng mình hết sạch tiền trong túi, đành phải bán đi chiếc nhẫn trên tay để có chi phí đi về nhà…
Chị K.L
Chị K.L chia sẻ:“Quá trình tìm con trong tám năm của vợ chồng mình rất gian nan, cứ hễ nghe ai nói ở đâu tốt là mình tìm đến chỉ mong có được một mụn con nhưng đều thất bại. Thời điểm mình tuyệt vọng nhất là khi điều trị tại một bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh nhưng kết quả không như mong muốn, lúc đó vợ chồng mình hết sạch tiền trong túi, đành phải bán đi chiếc nhẫn trên tay để có chi phí đi về nhà…”.
Dù vậy, nhưng anh chị vẫn luôn động viên nhau không được nản lòng và tin vui đã đã đến, anh chị chính thức được đồng hành cùng chương trình “Ươm mầm hạnh phúc” 2023 tại Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột. Nhờ sự quan tâm và điều trị sát sao của đội ngũ nhân viên y tế, chị đã đậu thai khi chuyển phôi ngay lần đầu với kết quả Beta hCG cao 1383. Sau tám năm chờ con trong vô vọng nhưng giờ đây vợ chồng chị đã đón em bé ra đời khỏe mạnh trong niềm hạnh phúc vô bờ bến.
Lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột cho biết, với những kết quả đạt được, bệnh viện sẽ tiếp tục đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn tại Tây Nguyên trong chương trình “Ươm mầm hạnh phúc” năm 2024. Tại đơn vị hỗ trợ sinh sản IVFMD Buôn Ma Thuột, mỗi em bé ra đời không chỉ là kết quả vượt trội của y học, mà còn là tình yêu, sự kiên trì của các cặp vợ chồng và sự tận tâm hỗ trợ, chăm sóc của đội ngũ bác sĩ. Với định hướng nỗ lực đóng góp cho cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột sẽ tiếp tục tham gia chương trình “Ươm mầm hạnh phúc” năm 2024 mùa thứ 11 và đồng hành cùng các cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn.
Bằng sự tận tâm và năng lực chuyên môn tốt, Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột mong muốn giúp được ngày càng nhiều hơn nữa những gia đình hiếm muộn tại khu vực Tây Nguyên hiện thực hóa ước mơ tìm con, có được hạnh phúc gia đình trọn vẹn.
Đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 2022, IVFMD Buôn Ma Thuột là đơn vị hỗ trợ sinh sản trực thuộc Khoa Phụ sản Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột. Đơn vị là kết quả của quan hệ hợp tác giữa Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột và hệ thống IVFMD, được sự hỗ trợ nhân lực chuyên môn và chuyển giao công nghệ về kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại liên tục từ Bệnh viện Mỹ Đức Thành phố Hồ Chí Minh.
Tính đến hiện tại, sau hơn 2,5 năm hoạt động, tại đơn vị đã có 432 sản phụ mang thai và chào đón hơn 260 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Tây Nguyên.
Phòng labo Đơn vị hỗ trợ sinh sản IVFMD Buôn Ma Thuột-Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột. |
Đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 2022, IVFMD Buôn Ma Thuột là đơn vị hỗ trợ sinh sản trực thuộc Khoa Phụ sản Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột. Đơn vị là kết quả của quan hệ hợp tác giữa Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột và hệ thống IVFMD, được sự hỗ trợ nhân lực chuyên môn và chuyển giao công nghệ về kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại liên tục từ Bệnh viện Mỹ Đức Thành phố Hồ Chí Minh.
Tính đến hiện tại, sau hơn 2,5 năm hoạt động, tại đơn vị đã có 432 sản phụ mang thai và chào đón hơn 260 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Tây Nguyên.