Ngày 10/9, chia sẻ với báo chí tại sự kiện ra mắt IVF Phương Châu Sài Gòn tại Bệnh viện Phương Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em, Bộ Y tế cho biết, IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) là một trong các kỹ thuật giúp các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn có con. Theo số liệu thống kê chưa chính xác, tại Việt Nam, hiện nay có 7- 9 % cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn
Số liệu ước tính, đến nay, nước ta có gần 200.000 trẻ em đã chào đời nhờ các phương pháp IVF. Đặc biệt, khoảng 400-500 trường hợp là trẻ sinh ra từ quá trình mang thai hộ, một trong những kỹ thuật hiện đại đang ngày càng phổ biến.
Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em, Bộ Y tế
Ông Đinh Anh Tuấn cho biết, để kiểm soát và giám sát chặt chẽ trong phòng chống tội phạm và sai sót trong IVF, cần có hệ thống kiểm tra nội bộ nghiêm ngặt để ngăn chặn việc nhân viên tiếp tay cho tội phạm hoặc các hành vi gian lận. Ông đề nghị các bệnh viện tiếp tục hoàn thiện quy trình quản lý và không được chủ quan.
Ông Đinh Anh Tuấn chia sẻ thêm, kỹ thuật IVF ra đời từ lúc công nghệ thông tin chưa phát triển, khi thực hiện, các cặp vợ chồng phải cần chứng minh thư, đăng ký kết hôn, cho bây giờ, Việt Nam đã có đề án 06, có căn cước công dân, mã số định danh công dân. Hiện nay, ngoài thủ tục như trên, IVF dùng cả mống mắt, vân tay để nhận diện các cặp vợ chồng khi đến thực hiện điều trị vô sinh, hiếm muộn bằng IVF…
Bước tiến mới trong thụ tinh ống nghiệm: Làm IVF không cần kích buồng trứng
Ông Tuấn khẳng định: Công nghệ thông tin phát triển nhưng quan trọng vẫn là con người vận hành, nên cần phải quản lý tốt, kiểm soát nội bộ tốt, nỗ lực mọi biện pháp để kiểm soát, phòng tránh nhầm lẫn, tội phạm, hết sức cẩn thận.
Luật pháp không quy định cách nhận diện như thế nào trong IVF mà luật pháp chỉ, quy định hết sức đơn giản nhưng có tính nguyên tắc. Ví dụ cho tinh trùng chỉ được cho 1 cơ sở y tế, và chỉ được thụ tinh cho 1 người… và nghỉ sau khi sinh con thành công theo quy định
Để thực hiện nghiêm túc cũng như bảo đảm quyền lợi cho các cặp vợ chồng, khi thực hiện IVF, các bệnh viện, đơn vị phải thực hiện theo quy định pháp luật trong kỹ thuật IVF, phải thông qua quy trình, khi cấp phép phải được kiểm tra rất kỹ, phải có hệ thống nhận diện, đảm bảo tính chuyên môn cao….
Ngoài ra, hệ thống nhân sự cũng cần phải lựa chọn kỹ lưỡng từng vị trí, có độ tin cậy cao…
Sự phát triển mạnh mẽ của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm thành công này chỉ là bước khởi đầu, cần phải luôn cảnh giác, đặc biệt là trong lĩnh vực IVF, nơi mỗi sai lầm có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho nhiều gia đình và cả xã hội.