Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.
Sri Lanka dự kiến sẽ thu hút 2,2 triệu lượt khách du lịch trong năm 2024, tăng gần 50% so với năm trước đó, trong bối cảnh quốc đảo Nam Á này đang đặt trọng tâm vào ngành du lịch để vực dậy nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài.
Chuyến thăm chính thức Ấn Độ mới đây của Tổng thống Sri Lanka Ranil Wickremesinghe đánh dấu mối quan hệ ngày một sâu sắc giữa hai nước láng giềng ở khu vực Nam Á. Hai nhà lãnh đạo của Ấn Độ và Sri Lanka nhất trí thúc đẩy quan hệ hợp tác về kinh tế và năng lượng, đồng thời tiến tới xây dựng tuyến đường bộ đầu tiên kết nối hai quốc gia.
Nghị viện Sri Lanka đã thông qua đề xuất tái cơ cấu nợ trong nước. Cùng sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế, sự ủng hộ của Nghị viện mở đường cho chính phủ nước này đẩy nhanh tiến độ giải quyết nợ, tiếp tục tiến trình phục hồi sau khủng hoảng.
Chính phủ Sri Lanka vừa thông báo kế hoạch công bố chiến lược tái cơ cấu nợ vào tháng 4 tới, đồng thời tăng cường đàm phán với các chủ nợ trước khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) quyết định về gói cứu trợ.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, nhiều bệnh nhi ung thư tại Sri Lanka gặp khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế. Chính phủ nước này đang thúc đẩy hệ thống chăm sóc sức khỏe cho đối tượng bệnh nhân nói trên tại các khu vực nông thôn.
Ngày 4/2, Tổng thống Sri Lanka Ranil Wickremesinghe tuyên bố nước này đáp ứng các điều kiện tiên quyết để nhận gói hỗ trợ tài chính trị giá 2,9 tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), trong nỗ lực đưa nền kinh tế trở lại đúng hướng sau khi chính thức rơi vào tình trạng vỡ nợ vào tháng 5/2022. Tổng thống Wickremesinghe bày tỏ hy vọng đạt đồng thuận với IMF về việc giải ngân gói hỗ trợ trên.
Chiều 28/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Sri Lanka, Đại sứ Campuchia chào từ biệt kết thúc nhiệm kỳ. Chúc mừng các Đại sứ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong nhiệm kỳ, đóng góp quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Sri Lanka và Việt Nam-Campuchia, Chủ tịch nước mong muốn, dù trên cương vị nào sắp tới, các Đại sứ tiếp tục đóng góp thúc đẩy quan hệ song phương phát triển mạnh mẽ hơn.
Trong bối cảnh Sri Lanka đang vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ, ngày 21/9, Cục Điều tra và Thống kê Sri Lanka cho biết tỷ lệ lạm phát ở quốc gia Nam Á này đã lên mức 70,2% trong tháng 8.
Một quan chức Sri Lanka xác nhận, cựu Tổng thống Gotabaya Rajapaksa ngày 2/9 đã trở về nước, 7 tuần sau khi rời khỏi quốc gia này do người biểu tình bày tỏ sự bất bình trước cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ trước tới nay tại đảo quốc Nam Á.
Theo trang tin CNA, Sri Lanka có thể không gia hạn lệnh tình trạng khẩn cấp, vốn được áp đặt hồi tháng 7 nhằm kiểm soát các cuộc biểu tình chống chính phủ. Trong thông báo ngày 16/8, Văn phòng Tổng thống Sri Lanka cho biết, tình hình an ninh tại quốc gia Nam Á này đã dần ổn định.
Theo hãng tin AFP, ngày 11/8, Cơ quan Di trú Singapore xác nhận, cựu Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đã rời khỏi nước này sau khi thị thực hết hạn.
Ngày 9/8, Công ty điện lực nhà nước Ceylon Electricity Board (CEB), doanh nghiệp cung cấp điện độc quyền tại Sri Lanka, cho biết sẽ tăng giá điện lên đến 264% trong bối cảnh quốc gia này đang bị thiếu nhiên liệu trầm trọng.
Sau nhiều tháng rơi vào khủng hoảng kinh tế, chính trị trầm trọng, chính phủ mới ở Sri Lanka đã được Tổng thống kêu gọi thành lập nhằm tập hợp sức mạnh đoàn kết để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng bế tắc hiện nay. Ngoài nỗ lực giành được gói cứu trợ của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), một lộ trình chính sách quốc gia trong 25 năm tới đang được Chính phủ Sri Lanka soạn thảo nhằm giảm nợ công và đưa đất nước trở thành một nền kinh tế xuất khẩu cạnh tranh.
Ngày 1/8, Sri Lanka đã đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp nhằm giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng đang ngày càng gia tăng ở trẻ em, khi cuộc khủng hoảng kinh tế khiến 90% dân số nước này phụ thuộc vào cứu trợ của nhà nước.
Theo hãng tin AP, Tổng thống Sri Lanka Ranil Wickremesinghe ngày 30/7 cho biết thỏa thuận với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) về cứu trợ nước này thoát khỏi khủng hoảng kinh tế phải lùi đến tháng 9 tới do tình hình bất ổn trong nước những tuần qua.
Tân Tổng thống Sri Lanka Ranil Wickremesinghe ngày 29/7 đã gửi thư cho các thành viên quốc hội, mời họ thành lập 1 chính phủ đoàn kết dân tộc với sự tham gia của tất cả các đảng phái để giúp Sri Lanka phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ hiện nay.
Ông Ranil Wickremesinghe đã bắt đầu đàm phán với các đảng đối lập về việc thành lập một chính phủ có đại diện của tất cả các bên, nhằm tạo lập niềm tin vào chính quyền mới.
Reuters ngày 29/7 đưa tin, Ngân hàng Thế giới (WB) tuyên bố không có kế hoạch hỗ trợ tài chính mới cho Sri Lanka, cho tới khi đảo quốc Nam Á này có khung chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp.
Ngày 27/7, Quốc hội Sri Lanka đã bỏ phiếu thông qua việc ban bố tình trạng khẩn cấp, vốn được Tổng thống Ranil Wickremesinghe đưa ra hồi trung tuần tháng này, đồng thời cho phép gia hạn lệnh này.
Bộ trưởng Điện và Năng lượng Sri Lanka Kanchana Wijesekera thông báo, từ ngày 1/8 tới, các trạm xăng trên cả nước chỉ chấp nhận thẻ nạp nhiên liệu quốc gia hoặc hệ thống quét mã QR.
Sri Lanka đã mở lại các trường học vốn bị đóng cửa gần 1 tháng qua do thiếu nhiên liệu. Tuy nhiên, các trường học sẽ chỉ mở cửa 3 ngày trong tuần và tổ chức học trực tuyến vào 2 ngày còn lại.
Chỉ thị đẩy nhanh quá trình phân phối nhiên liệu được tân Tổng thống Sri Lanka đưa ra trong bối cảnh các trường học ở nước này sẽ hoạt động trở lại sau vài tuần đóng cửa do thiếu nhiên liệu.
Nội các mới có Ngoại trưởng Ali Sabry, Bộ trưởng Du lịch và Đất đai Harin Fernando, Bộ trưởng Thương mại và An ninh Lương thực Nalin Fernando, và Bộ trưởng Điện và Năng lượng Kanchana Wijesekera.