Ngành hải quan đang tích cực triển khai các giải pháp quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới, với mục tiêu vừa tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, vừa bảo hộ nền sản xuất trong nước.

Ngành hải quan đẩy mạnh giải pháp quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới, hỗ trợ phát triển kinh tế số

Thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế số của Việt Nam. Sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực này mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, nhưng cũng đặt ra những thách thức lớn trong công tác quản lý. Ngành hải quan, với sự chủ động và tích cực, đang từng bước hoàn thiện các giải pháp quản lý, đồng hành cùng doanh nghiệp để thúc đẩy sự phát triển của TMĐT và bảo đảm sự công bằng, minh bạch trong thương mại quốc tế.
Công chức Phòng Giám sát, quản lý (Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh) kiểm tra dữ liệu hàng hóa xuất, nhập khẩu.

Chuyển đổi số, hiện đại hóa ngành hải quan

Năm 2024, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh xác định rõ mục tiêu cùng toàn ngành hải quan thực hiện thành công "Hải quan số", "Hải quan thông minh" và "Hải quan xanh" nhằm hiện đại hóa ngành hải quan, đơn giản hóa thủ tục thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
Chủ hàng làm thủ tục thông quan tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn).

Đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ xuất, nhập khẩu

Trong những năm qua, tỉnh Lạng Sơn phân bổ hàng chục nghìn tỷ đồng để đầu tư xây dựng, hoàn thiện các công trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn. Nhờ đó, khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh trở thành nơi trung chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu lớn nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Các xe chở hàng hóa, chờ làm thủ tục thông quan qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Cao Lộc, (Lạng Sơn).

Lạng Sơn: Tăng cường các giải pháp nâng cao hiệu quả thông quan

Ngày 12/4, Phó Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn Hoàng Khánh Duy cho biết: Trong 3 tháng đầu năm 2024, tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh nói chung và qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Cao Lộc) nói riêng cơ bản diễn ra thuận lợi, thông suốt với hiệu suất thông quan rất cao.
Cảng Đình Vũ. Ảnh: TRẦN HẢI

Chuẩn hóa hoạt động kiểm tra, giám sát, quản lý hải quan

Báo cáo tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Tài chính cho biết, quá trình vận hành hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện theo hệ thống pháp lý xây dựng trên nền tảng hệ thống thông quan hàng hóa tự động/hệ thống thông tin tình báo hải quan (VNACCS/VCIS) do Nhật Bản tài trợ (vận hành từ năm 2014) và các hệ thống vệ tinh do ngành Hải quan xây dựng nhưng chưa lường trước được xu hướng tự do hóa thương mại toàn cầu, chưa dự báo được sự gia tăng không ngừng của kim ngạch xuất, nhập khẩu dẫn đến giải quyết công việc còn một số tồn tại, hạn chế.
Cán bộ, nhân viên Chi cục Hải quan Cửa khẩu Móng Cái tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng xuất, nhập khẩu hàng hóa dịp đầu năm.

Quảng Ninh hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Năm 2024, nhận diện những khó khăn, thách thức do một số thị trường lớn, truyền thống có thể bị thu hẹp; sức ép lạm phát, tỷ giá, lãi suất,... ảnh hưởng hoạt động sản xuất, kinh doanh, Hải quan Quảng Ninh đã chủ động nắm bắt thông tin từ doanh nghiệp trong việc khai thác các nguồn hàng xuất nhập khẩu mới qua địa bàn để kịp thời đề xuất các cấp có thẩm quyền có chính sách, giải pháp phù hợp hỗ trợ doanh nghiệp.
Xuất, nhập khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai).

Khôi phục xuất, nhập khẩu hàng hóa

Sau thời gian ngưng trệ vì dịch Covid-19, từ đầu năm 2023, các cặp cửa khẩu biên giới phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc đã được khôi phục hoạt động. Điều này giúp kim ngạch xuất, nhập khẩu trao đổi giữa hai nước tăng dần tại các địa phương có cửa khẩu như Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh…