Động lực làm việc của anh Sơn là mang nước ngọt tới cho cộng đồng.

Biến nước biển thành nước ngọt

Câu thơ được nghe từ tấm bé: “Nước biển mặn ngọt ngào như sữa mẹ/Đã nuôi tôi khôn lớn từng ngày” đã trở thành động lực để Trần Thái Sơn, một trong những người nhận Giải thưởng Lương Định Của năm 2020 nuôi ước mơ thiết kế máy lọc nước biển thành nước ngọt. Nặng lòng với biển, anh còn nghiên cứu lắp đặt thiết bị vệ tinh trên tàu cá, giúp hàng nghìn ngư dân yên tâm vươn khơi. 

Mỗi chuyền có một máy tính bảng để sử dụng.

“Xây” xưởng may thông minh

Ba bạn trẻ tại Đà Nẵng với những chuyên môn khác nhau đã cùng “ngồi lại” để tạo ra “Retex” - Nền tảng quản lý sản xuất theo thời gian thực với mong muốn góp phần chuyển đổi số ngành may mặc và tạo ra các nhà xưởng thông minh.

TS Võ Tá Hân trao sách cho Trường đại học Quốc tế tại TP Hồ Chí Minh.

Đưa tri thức về xây dựng quê hương

Trong những ngày chuyển giao năm mới 2021, do ảnh hưởng dịch Covid-19, TS Võ Tá Hân (hiện đang định cư tại Mỹ) không thể về Việt Nam trực tiếp trao tặng sách cho các trường đại học, nhưng các cộng sự của ông vẫn xuôi ngược khắp mọi miền đất nước thực hiện công việc đầy ý nghĩa.

Mô hình trồng rau hữu cơ Seed To Table triển khai tại các trường học ở Bến Tre, Đồng Tháp.

Quê hương thứ hai

Mayu Ino đã dành hơn 20 năm thanh xuân để đi từ bắc chí nam, đồng hành với người nông dân Việt, giúp họ thay đổi cuộc sống. Chị là sáng lập viên của Tổ chức Seed To Table (Từ hạt giống tới bàn ăn). Và khi nhắc đến, rất nhiều bạn bè Việt Nam cùng chung nhận xét: “Mayu Ino - một trái tim tuyệt vời!”.

Thầy, cô và học trò của Hội Âu Việt.

"Lan tỏa Truyện Kiều”

Nhiều năm qua, chị Nguyễn Thị Sông Hương (Việt kiều Pháp) luôn tích cực giới thiệu, quảng bá văn hóa Việt Nam, nghiên cứu văn hóa, lịch sử và khai thác tư liệu Đông Dương. Đặc biệt, hơn hai năm qua, chị đã sưu tập được 73 bản dịch Truyện Kiều bằng 20 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới và tổ chức triển lãm tại Thủ đô Paris.

Vở ballet Kiều do biên đạo múa Tuyết Minh xây dựng, gây tiếng vang trong năm 2020.

Sắc Việt hòa nhịp thế giới

Trong dòng chảy nghệ thuật đương đại, di sản dân tộc đang dần được các nghệ sĩ đón nhận và dựa vào nền cốt đó để sáng tạo ra những hình hài mới, có sức lan tỏa mạnh mẽ không chỉ trong nước...

Giữa thời điểm dịch, Việt Nam vẫn tổ chức thành công Giải vô địch điền kinh quốc gia 2020. Ảnh: VY VŨ (Congannhandan)

Guồng quay không nghỉ

Trắc trở và khó khăn, trì hoãn và tê liệt, thích ứng và bắt buộc phải thay đổi, nhưng cuối cùng, khi năm 2020 khép lại, Thể thao Việt Nam (TTVN) vẫn hoàn toàn có thể tự hào, bởi không phải ở đâu trên thế giới, giữa sóng gió bởi đại dịch Covid-19, từ hàng triệu người hâm mộ đến tất cả đội ngũ huấn luyện viên (HLV), vận động viên (VĐV) và các nhà tổ chức cũng vẫn có thể tận hưởng nhiều niềm vui như trên dải đất hình chữ S nhìn ra Biển Đông này. 

Thượng tọa Thích Minh Quang tặng quần áo, đồ dùng cho người dân Lào.

Tốt đời, đẹp đạo nơi xứ người

Xa quê hương, mỗi người con đất Việt đều cố gắng có nhiều đóng góp cho nơi mình đã sinh ra và lớn lên, cũng như xã hội mình đang sống. Ở Lào, Thượng tọa Thích Minh Quang được cộng đồng người Việt nhắc đến với tình cảm trân trọng, gần gũi bởi những hoạt động từ thiện, vì cộng đồng và xã hội trong nhiều năm qua.

TS Hùng trong cuộc ra mắt sách Xung và Cung tại Hà Nội năm 2019.

Kết nối đôi bờ văn hóa

Không chỉ là khát khao cống hiến, mà còn là trách nhiệm, niềm thôi thúc trong tim, TS Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ: “Mỗi kiều bào hãy trở thành “đại sứ” trong lĩnh vực hoạt động của mình để lan tỏa, quảng bá hình ảnh quê hương, đất nước và con người Việt Nam đến bạn bè thế giới”.

Lớp học tiếng Việt của thầy Sáu ở tỉnh Nakhon Phanom.

Thân thương lớp học tiếng Việt

Trong các cuộc trò chuyện với chúng tôi, lớp Việt kiều cao tuổi ở Thái-lan đều bày tỏ nỗi lo lắng về nguy cơ mai một tiếng Việt trong cộng đồng kiều bào. Vậy nhưng, tất cả các thầy, cô giáo ở đây đều bày tỏ quyết tâm dù khó khăn đến mấy cũng phải duy trì tiếng Việt cho các thế hệ người Thái gốc Việt trẻ.

Con em kiều bào tham gia lễ hội tại Ba Lan. Ảnh: XUÂN LÂM

Giữ hồn quê hương

Thân thương, gần gũi biết bao khi được nghe những em bé người Việt sinh ra, lớn lên, đang sống và học tập nơi xứ xa hát vang một bài hát hay ngâm nga bài thơ tiếng Việt. Dù sinh ra, lớn lên ở đâu trên Trái đất này, có cha, mẹ hay ông bà là người Việt thì tiếng Việt vẫn là tiếng quê hương. 

Cô giáo Dương Kim Huệ giúp bé làm quen với chữ Việt.

Hoa đầu mùa ở Koh Kong

Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, cộng đồng người gốc Việt ở Vương quốc Campuchia luôn hướng về tương lai, cố gắng cho con em mình được học hành, rành chữ Khmer nhưng không để mai một tiếng mẹ đẻ. Trước thềm năm mới 2021, có thêm một lớp học tiếng Việt được khánh thành tại tỉnh Koh Kong của đất nước Chùa Tháp.

Chuyển quà cứu trợ đồng bào bị lũ lụt miền trung. Ảnh:TC MOTOR

Mùa yêu thương

Ngày nhỏ, tôi đã không thể hình dung được có một ngày dòng sông chạy quanh con xóm nhỏ bình yên của mình bị nhấn chìm trong nước. Lúc tôi sinh ra, dòng sông đã hiện diện ở đó, trong xanh, êm ả. 

Lực lượng cứu nạn cứu hộ vượt bùn lầy lên Thủy điện Rào Trăng 3.

Vì dân phục vụ

Đoàn cứu nạn của Quân khu 4 rời Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế khoảng 13 giờ ngày 12-10-2020, lên đường vào Thủy điện Rào Trăng 3 cứu nạn hơn 10 công nhân đang bị vùi lấp. Họ không cho phép mình chùn bước…

Niềm vui của thầy và trò Trường THCS Triệu Sơn (Triệu Phong, Quảng Trị) khi nhận được món quà từ nhóm thiện nguyện. Ảnh: NGỌC HẢI

Ngân lụt còn in

Những bức tường phòng làm việc của cô giáo hiệu trưởng một trường tiểu học ở Quảng Trị ngấn lụt còn chưa mờ phai dù cơn “đại hồng thủy” lịch sử đi qua vùng đất này đã gần hai tháng.

QL 16 đoạn qua bản Huồi Cọ, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương và đường lên bản Huồi Cọ. Ảnh: NHẬT LÂN

Bình minh trên mù mây

Rời biên viễn, nhớ khuôn mặt rạng ngời của ông Và Gà Sua, Giám đốc Hợp tác xã bản Huồi Cọ, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương: “Mỗi năm tổng thu nhập của bản gần 21 tỷ đồng, đạt bình quân đầu người 52 triệu đồng”. 

Cán bộ NHCSXH huyện Quỳ Hợp mừng nhà mới gia đình anh Bùi Đức Kiên ở Khối 11, thị trấn Quỳ Hợp, được vay vốn của NHCSXH làm nhà ở theo Quyết định 100/CP.

Xuân ấm trong nhà mới

Vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) Nghệ An, đã “kích cầu” giúp những hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách ở miền đất khó Nghệ An được đón Tết ấm Tân Sửu với những ngôi nhà trong mơ.

Lý Tả Mẩy vẫn đang bận rộn chuẩn bị những đơn hàng mới.

Giấc mơ vượt núi

Chị Mẩy Vạc, tên thường gọi của Lý Tả Mẩy (người dân tộc Dao ở thôn Lủ Khấu, Tả Phìn, thị xã Sa Pa, Lào Cai) bắt đầu câu chuyện bằng điệu cười hồn nhiên: “Mình có đi được nhiều nước đâu, mới đi có Anh với Mỹ thôi”. Là chủ một xưởng thêu nhỏ, thời điểm này chị vẫn đang bận rộn hoàn tất các đơn hàng xuất khẩu, mặc kệ đâu đó than thở vì khó khăn kinh tế mùa Covid-19. 

Minh họa: NGUYỄN NGHĨA CƯƠNG

Viết về trâu cho dân hát

Gắn bó gần như hình bóng với di sản hò khoan Lệ Thủy mấy năm qua, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, nguyên giảng viên Khoa Văn học - Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội có lúc “bị” bằng hữu văn nghệ ở Nghệ An “nhắc nhở”: Quê ông ở Nghệ An mà chả thấy ông làm gì cho ví giặm, cứ thấy ông đi thẳng vô Quảng Bình! 

Những thanh niên khỏe mạnh phải “biến hóa” làm sao để lũ làng không ai nhận ra.

Con trâu thiêng

“Trâu ơi, mày với ông chủ/Như quả dưa gang cùng lứa/Như quả dưa hấu cùng ngày/Như người mẹ mang thai cùng tháng/Nay chủ mày như cây lúa đã khô/Nay chủ mày như cây ngô đã chết/…Ta buộc mày phải đi theo chủ/Giúp chủ cày nương, làm rẫy/Đừng giận ta trâu nhé...”.

Suối Cửa Tử. Ảnh: TRẦN ĐOÀN HUY

Một vùng đất nhớ

Khi những phiến lá phách cuối cùng đậu lại trên nền đất ấm, là lúc những con ếch ang cất tiếng kêu báo hiệu mùa xuân đã về. Khi ấy, Cửa Tử rộn ràng tiếng chim kêu, suối chảy. Và, trong mưa bụi chớm Giêng, có tiếng mầm cây giấy dó nứt vỏ trổ những chùm hoa mật ngọt. Hoa giấy dó mầu ngọc, ẩn dụ tín ngưỡng truyền đời về cái Tết Nguyên đán đến gần với nhiều dự cảm. Rằng, năm tới sẽ là một năm có nhiều hạnh phúc.

Cửa biển Hải Hậu (Nam Định).

Bạn văn miền chân sóng

Trời rét đậm. Chỉ còn mấy ngày nữa là ông Táo lên trời. Ai cũng bận rộn cuối năm, chuẩn bị cho xuân mới. Dẫu bận bịu thì tôi cũng phải gác lại để đến với Hội thơ Quần Phương bàn bạc chuẩn bị lễ thả thơ đầu xuân cho đúng lệ. Tôi đến nhà nữ sĩ Anh Giang đón bà đi cùng. 

Trí Nhân nhận được sự quan tâm của công chúng ngay khi ra mắt.

Robot AI “make in Vietnam”

Sau tiếng vang với công trình “Nền tảng giáo dục trực tuyến Open Classroom”, đoạt giải nhất cuộc thi “Tri thức trẻ vì giáo dục” năm 2017, nhà khoa học Phạm Thành Nam mới đây tiếp tục gây chú ý khi chế tạo thành công robot sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên ở Việt Nam. Sáng chế này được vinh danh là một trong ba “Sản phẩm tự hào Việt Nam” năm 2020.

Toàn cảnh thảo nguyên.

Lạc bước ở Đồng Lâm

Cánh đồng cỏ Đồng Lâm (xã Hữu Liên, Hữu Lũng, Lạng Sơn) rộng hàng trăm ha, xanh ngút ngàn nằm lọt thỏm, sâu trong lòng núi. Đến đây, không ít người giật mình trước vẻ đẹp tựa bức tranh sơn thủy hữu tình.

Hương nếp. Ảnh: NAM ANH

Mùi Tết

Những ngày cuối năm, người già thường bâng khuâng nhớ mùi đặc trưng của Tết. Mùi Tết là tổng hợp của những nỗi nhớ. 

back to top