Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh, các quốc gia cần xây dựng các chiến lược toàn diện, lâu dài, với những giải pháp mang tính nền tảng để thích ứng với nước biển dâng và biến đổi khí hậu.
Những năm qua, ngành trồng trọt đã và đang khẳng định được vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng quốc gia cũng như tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Trồng trọt trở thành lĩnh vực sản xuất chủ lực của ngành nông nghiệp với nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao giúp gia tăng giá trị xuất khẩu.
Thời gian qua, tỉnh Trà Vinh được Trung ương đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi, ngăn mặn, trữ ngọt cho hàng trăm nghìn héc-ta đất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt của người dân. Trà Vinh đang tham gia triển khai thí điểm mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp nhằm thích ứng với điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, hạn, mặn ngày càng gay gắt…
Để thực hiện lộ trình giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, dự kiến từ nay đến năm 2040, nền kinh tế cần đầu tư thêm khoảng 368 tỷ USD, tương đương 6,8% GDP.
Để đạt các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đòi hỏi hệ thống y tế với nền tảng bền vững đồng thời cần linh hoạt, sáng tạo và liên tục đổi mới nhằm tăng cường khả năng thích ứng và sức chống chịu với những thách thức mới.
Chiều 13/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp Liên Minh châu Âu, thông qua đơn vị triển khai là Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của liên Hợp quốc (FAO) tổ chức Lễ khởi động dự án “Chuyển đổi các hệ thống nông nghiệp sinh thái thông minh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng giữa và ven biển đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam”.
Thời gian qua, cơ quan chức năng đã triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp nhằm kiềm chế sự gia tăng của tội phạm về trật tự xã hội; tổ chức tấn công, trấn áp quyết liệt các loại tội phạm.
Ngày 15/10, Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình cho biết, cho dù miền trung nói chung và Quảng Bình nói riêng đang vào mùa mưa song nhiều du khách vẫn có các chuyến tham quan, trải nghiệm các sản phẩm du lịch trên địa bàn. Điều này cho thấy, du lịch Quảng Bình đang từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ngày 26/8, tại tỉnh Ninh Thuận, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận tổ chức Tọa đàm “Giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai cộng đồng”.
Trong năm 2022, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cam kết dành 20,5 tỷ USD từ nguồn vốn riêng của mình để giúp khu vực châu Á và Thái Bình Dương tiếp tục phục hồi sau đại dịch Covid-19, cũng như góp phần giải quyết khủng hoảng và xây dựng khả năng thích ứng.
Mong muốn Hà Lan tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực liên quan thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, bảo vệ đa dạng sinh học, cảng biển, kinh tế xanh… Đây là đề nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi tiếp Bộ trưởng phụ trách Ngoại thương và Hợp tác phát triển Vương quốc Hà Lan Liesje Schreinemacher đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam và tham dự Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2022 (GEFE 2022).
Thực hiện chủ đề năm “Thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả” trong năm 2022, Công ty Điện lực Điện Biên đã chủ động làm việc với các nhà thầu để bảo đảm nhân lực, máy móc thiết bị đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án.
Ngày 24/9, tại Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Thế giới tổ chức hội thảo "Chống chịu khí hậu tổng hợp và phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện nay có kết quả dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và cung cấp dữ liệu cho tuyển sinh đại học. Tuy nhiên, khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới (năm 2018), có nhiều thay đổi trong phương pháp dạy học cho nên kỳ thi những năm tới cần có những thay đổi phù hợp thực tiễn.
Sau hơn hai năm vật lộn với đại dịch bằng các biện pháp khắc nghiệt chưa từng có, các nước trên thế giới bắt đầu có xu hướng thích ứng an toàn với Covid-19. Dỡ bỏ các biện pháp “ngăn sông, cấm chợ”, đóng cửa biên giới và phong tỏa, giãn cách xã hội, thế giới cho thấy quyết tâm khôi phục đà tăng trưởng kinh tế, trong đó ngành du lịch là một đầu tàu quan trọng.
Việt Nam đã đi đúng hướng trong thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch Covid-19 kể từ cuối tháng 10/2021. Nâng cao khả năng ứng phó với dịch bệnh của hệ thống y tế năm 2022 là điều quan trọng trong giai đoạn này, để ngành y tế có nền tảng, đáp ứng tốt hơn trước bất kỳ đại dịch nào xuất hiện tới đây.
Trong khoảng sáu năm kiên trì theo đuổi thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội và môi trường. Ðiều này đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam có sức chống chịu cao hơn, tăng khả năng thích ứng và phục hồi khi đối mặt với khủng hoảng.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 246/KH-UBND ngày 1/11/2021 về phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong quý IV/2021 và các năm 2022, 2023.