Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị trực tuyến, đánh giá về việc quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư 29.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá tình hình thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm

Qua kiểm tra thực tiễn và tổng hợp báo cáo của các Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ ra một số nguyên nhân dẫn tới việc triển khai thực hiện Thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm chưa được hiệu quả ở một số địa phương.
Tác động tích cực sau một tháng triển khai quy định về dạy thêm, học thêm

Tác động tích cực sau một tháng triển khai quy định về dạy thêm, học thêm

Đánh giá sau một tháng triển khai Thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng đã có hiệu quả tích cực trong nhận thức, thói quen của người dạy, người học, phụ huynh học sinh và toàn xã hội với dạy thêm, học thêm; hoạt động quản lý dạy thêm, học thêm cũng đang được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.
Đoàn kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo khảo sát về thực hiện quản lý dạy thêm, học thêm tại Trường THCS Phan Chu Trinh (Hà Nội).

Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm của Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin cho biết, ngày 24/2, Đoàn kiểm tra của Bộ đã làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc thực hiện Thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm. Đoàn kiểm tra cũng đã khảo sát tại Trường THCS Phan Chu Trinh và Trường THPT Phạm Hồng Thái.
Học sinh THCS. (Ảnh minh hoạ: NHẬT QUANG)

Sớm triển khai học bạ số liên thông các cấp học, sử dụng thay thế học bạ giấy

Trên cơ sở kết quả triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục thực hiện thí điểm ở các cấp học còn lại. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, học bạ số được triển khai theo mô hình kỹ thuật thống nhất, liên thông trong bậc học phổ thông, bảo đảm về nội dung, giá trị pháp lý theo quy định pháp luật liên quan để thay thế học bạ giấy trong quản lý, sử dụng.
(Ảnh minh họa)

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Xem xét giảm tỷ lệ hoặc bỏ hẳn "xét tuyển sớm”

Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ cân nhắc giảm tỷ lệ 20% hay bỏ "xét tuyển sớm” để gộp vào xét tuyển chung một đợt, nhằm tạo sự thuận lợi và hiệu quả cho các thí sinh, cơ sở đào tạo; cũng như hướng tới một nền giáo dục minh bạch, công bằng, chất lượng.
Cuộc thi vẽ tranh nghệ thuật của học sinh Trường THPT Nguyễn Du, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

Giúp học sinh nói không với ma túy

Trường học vốn được xem là môi trường an toàn thì giờ đây cũng đang bị tệ nạn ma túy đe dọa xâm nhập. Do đó, công tác giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy trong học đường trở nên cấp thiết. Đáng lo ngại, ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm có chứa ma túy và các chất gây nghiện với nhiều chủng loại, mẫu mã khác nhau; tội phạm liên quan đến ma túy ngày càng phức tạp.
Cán bộ phường Bến Nghé, Quận 1 hướng dẫn người dân thực hiện đăng ký hồ sơ trực tuyến. (Ảnh: THẾ ANH)

Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, tăng năng lực cạnh tranh

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) của thành phố năm 2022; triển khai các giải pháp cải thiện, nâng cao chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023.
Hỗ trợ phụ huynh đăng ký tuyển sinh trực tiếp tại Trường tiểu học Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội. (Ảnh Thùy Dung)

Bảo đảm quyền lợi học tập cho học sinh trong tuyển sinh đầu cấp

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo trong tuyển sinh đầu cấp, các địa phương phải huy động 100% trẻ 6 tuổi trên địa bàn được vào học lớp 1. Việc tuyển sinh bảo đảm phân tuyến khoa học, hợp lý để thực hiện đúng Điều lệ trường tiểu học. Đối với tuyển sinh THCS, thực hiện theo phương thức xét tuyển.