Nhờ có nhiều chính sách cho vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên đã tạo nên nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể. Thế hệ trẻ cũng bắt kịp xu hướng thời đại công nghệ số, có cách tạo dựng thương hiệu và phát triển kinh tế-văn hóa theo cách riêng của mình.
Sản phẩm bột gạo Sa Đéc hình thành và phát triển hơn 100 năm, trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây. Từ bột gạo, có thể chế biến ra nhiều mặt hàng hấp dẫn, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội.
Sáng 20/4, tại làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra buổi lễ khai mạc ngày hội Văn hóa-Du lịch tỉnh Sóc Trăng. Trong khuôn khổ ngày hội, người dân và du khách được trải nghiệm văn hóa ẩm thực, sản phẩm và nghề thủ công truyền thống đặc trưng của tỉnh Sóc Trăng.
Mỗi năm, dân làng Trung An, thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc (Quảng Nam) bán ra thị trường hàng chục nghìn chiếc lờ cá. Như lời thơ “Nhờ trời mưa thuận, gió hòa/ Lờ, rọ bán được, cảnh nhà thêm vui”, nghề thủ công đan lờ vẫn được người dân ở Trung An gìn giữ, gắn bó quanh năm.
Quạt Chàng Sơn (huyện Thạch Thất) từng đứng trước nhiều khó khăn, làng nghề có nguy cơ mai một, nhưng giờ đây, nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế tìm về Chàng Sơn để tham gia các hoạt động trải nghiệm, mua sắm. Quạt Chàng Sơn nay không được sử dụng như là vật dụng sinh hoạt như trước đây, mà được dùng để trang trí, làm quà lưu niệm. Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuấn chính là một trong những người đem lại sức sống mới cho quạt Chàng Sơn.
Những năm gần đây, du lịch văn hóa đang trở thành xu hướng, vừa giúp du khách có được những trải nghiệm thú vị vừa góp phần gìn giữ, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa mỗi vùng miền. Nắm bắt được xu hướng này, nhiều địa phương đã xây dựng và phát triển được các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, giàu màu sắc bản địa, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Những năm gần đây, thời trang Việt Nam đã và đang tạo dấu ấn tích cực trong khu vực và trên thế giới với nguồn chất liệu bản địa phong phú cùng cộng đồng sáng tạo trẻ trung, năng động. Tại Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam thu đông 2023 vừa diễn ra tại Hà Nội, một lần nữa, thông điệp “xanh hóa thời trang” với các nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường được các nhà thiết kế đề cao và được khán giả đón nhận.
Chiếc khăn choàng vừa là sản phẩm phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày của người dân, vừa là sản phẩm quà tặng du lịch đặc trưng. Khăn choàng đã rất quen thuộc trong đời sống sinh hoạt, lao động của cư dân.
Ngày 28/4, tại đình Phả Trúc Lâm (40 Hàng Hành, Hoàn Kiếm, Hà Nội) diễn ra Lễ khai mạc hoạt động tôn vinh, quảng bá nghề thủ công da-giầy và trưng bày giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu.
Phát huy nguồn lực cùng chủ thể văn hóa của các dân tộc với sự am hiểu, trân trọng bản sắc riêng, đa dạng trong sự thống nhất là hướng đi mang lại hiệu quả để giữ gìn, bồi đắp, phát huy các giá trị di sản văn hóa Việt Nam trong phát triển kinh tế-xã hội và nhất là du lịch.
Theo số liệu của Cục Công nghiệp và Thủ Công nghiệp (Bộ Công thương Lào), giá trị hàng thủ công xuất khẩu của Lào trong 9 tháng đầu năm 2022 đạt gần 9 triệu USD, đóng góp tích cực cho công tác giảm nghèo.
Mộc mạc, nên thơ, xao xác nỗi nhớ xứ non ngàn bốn mùa mây trắng… lại là cảm xúc ta gặp được giữa lòng Hà Nội, khi ánh mắt, đôi tay chạm vào từng vật dụng biểu trưng cho văn hóa của các đồng bào miền núi phía bắc. Lạ lùng nữa, người đưa ra ý tưởng, kiến tạo nên không gian ấy, khi thì ngồi dệt vải, khi đan lát và khoác lên người sắc mầu thổ cẩm. Không gian, con người… gần gũi đến mức ai ghé nơi này đều cảm nhận có một phần Tây Bắc đang hiện diện và lắng đọng rất sâu.