Đi khảo sát thực tế và làm việc với lãnh đạo các địa phương trong tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải luôn nhấn mạnh mục tiêu cốt lõi của việc xây dựng nông thôn mới là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Để thực hiện được mục đích ấy, người đứng đầu cấp ủy tỉnh Cà Mau yêu cầu các địa phương phải thống nhất quan điểm lấy người dân làm chủ thể, làm trung tâm; người dân phải được bàn bạc, thống nhất, giám sát thực hiện, bảo đảm công khai, minh bạch.
"Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" là Đề án hết sức có ý nghĩa với bà con nông dân vùng Tây Nam Bộ và ngành hàng lúa gạo Việt Nam. Đồng Tháp và Long An là hai tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười đã tích cực tham gia Đề án, bước đầu ghi nhận nhiều kết quả tích cực.
Sáng 16/9, tại Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), thành phố Quy Nhơn, Bình Định, “Hội nghị ngành đường quốc tế IAPSIT lần thứ 8 và Sugarcon 2024” đã khai mạc với sự tham dự của gần 200 đại biểu đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Cộng hòa Fiji, Philippines, Mỹ, Việt Nam. Hội nghị diễn ra từ ngày 16-19/9.
Tỉnh Gia Lai có 44 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 46,23% dân số. Những năm gần đây, các cấp ủy đảng, chính quyền thực thi nhiều giải pháp hiệu quả chăm lo phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số.
Xuất khẩu tôm đã vượt qua khó khăn, đạt được mức tăng trưởng gần hai tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2024. Tuy nhiên, để duy trì tốc độ tăng trưởng, hoàn thành mục tiêu kim ngạch xuất khẩu cả năm từ 4 đến 4,3 tỷ USD, chắc chắn các doanh nghiệp, người nuôi và cơ quan quản lý cần những chiến lược hợp lý, chính xác, thích ứng nhanh với tình hình thay đổi của thị trường, để có thể tạo ra những bước đi đột phá trong 5 tháng cuối năm.
Những năm qua, tác động của biến đổi khí hậu đã làm gia tăng tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương trên địa bàn cả nước. Chính vì vậy, việc áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là một trong những giải pháp nhằm góp phần giảm mức độ thiệt hại trong sản xuất.
Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 2,98%, đóng góp 6,09% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Cũng trong ba tháng đầu năm 2024, xuất siêu ngành nông nghiệp đạt 3,36 tỷ USD, tăng đến 96,5% so với cùng kỳ năm trước.
Luật Đất đai 2024, được Quốc hội thông qua ngày 18/1/2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Luật có nhiều điểm mới, phù hợp với thực tiễn quản lý và sử dụng đất, trong đó có những tác động tích cực đến lĩnh vực nông nghiệp, tạo động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển theo hướng ổn định, bền vững…
Lấy nước gieo cấy lúa ở vùng Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ trong vụ đông xuân 2023-2024 được đánh giá là thuận lợi bởi trước lịch lấy nước đợt một khu vực này có mưa nhiều ngày và các địa phương ven biển lợi dụng thủy triều cao vận hành lấy nước khi điều kiện độ mặn cho phép. Chính vì vậy, thời gian lấy nước sau hai đợt đã rút ngắn được hai ngày so với kế hoạch và dự kiến tiết kiệm hàng trăm triệu m3 nước cho các hồ thủy điện.
Năm 2023, giá lúa tăng cao giúp người trồng lúa tỉnh Tiền Giang có lợi nhuận khá, tích cực đầu tư quay vòng sản xuất. Thu hoạch lúa xong là tiến hành cày ải, làm đất và xuống giống ngay. Thậm chí, nhiều người không còn quan tâm đang sản xuất vụ nào trong năm...
Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước đạt mức kỷ lục 5,69 tỷ USD, tăng 69,2% so với năm 2022. Năm 2024, ngành hàng rau quả đứng trước nhiều cơ hội bứt phá mới trong sản xuất và xuất khẩu, với mục tiêu đạt kim ngạch khoảng 6,5 tỷ USD, kỳ vọng sớm tiến tới “con số trong mơ” là 10 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành “cường quốc” xuất khẩu rau quả.
Nông sản Việt Nam đang được xuất khẩu đến hơn 185 quốc gia, vùng lãnh thổ và ngày càng có sức hấp dẫn lớn với các đối tác quốc tế. Nguyên nhân một phần là nhờ công tác cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói được triển khai rộng khắp trên cả nước, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc nông sản của nhiều thị trường. Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói ở nhiều địa phương vẫn còn hạn chế, cần sớm khắc phục để nâng cao uy tín cho nông sản Việt.
Mặc dù có nhiều chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng thu hút đầu tư vào lĩnh vực trọng điểm này còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vùng do những khó khăn, vướng mắc chậm được tháo gỡ.
Bên cạnh các mô hình sản xuất phù hợp với từng vùng sinh thái khác nhau, tỉnh Sóc Trăng chú trọng hướng người dân sản xuất có trách nhiệm với môi trường thông qua mô hình nông nghiệp tuần hoàn, nhất là vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
Trang trại nuôi cà cuống của chị Nguyễn Thị Lan (xã Phước Chỉ, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) hiện tại đã vang danh ra ngoài tỉnh và được nhiều bà con trong vùng tin cậy tìm đến mua con giống, học tập kinh nghiệm chăn nuôi. Và, ngay từ khi chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai, chị Lan đã làm thủ tục đăng ký sản phẩm nước mắm cà cuống mang tên "Phong Lan".
Mặt trời lên từ dãy núi xa. Dòng xe máy, ô-tô tấp nập trên cung đường nhựa thênh thênh giữa trung tâm huyện; những quán ăn, cà-phê sáng đã nhộn nhịp. Trên các ngả đường, người lên nương, người đến công sở, học sinh cười nói đến trường… huyên náo vùng quê bên dòng Krông Nô huyền thoại. Ngày mới ở Đam Rông bây giờ là thế, không còn cảnh thâm u, đỏ quánh mầu đất bazan mịt mù. Xứ "nghèo chồng nghèo" một thuở đã bừng sinh khí.
Sở hữu nhiều lợi thế về đất đai, khí hậu, thời gian qua các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh đã nỗ lực nắm bắt, ứng dụng các phương thức sản xuất mới, bước đầu hình thành một số vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, xây dựng mô hình nông nghiệp liên kết, ứng dụng công nghệ cao, từng bước định vị hệ sinh thái cho nền sản xuất nông nghiệp mới.
Chuyển đổi số là xu thế đối với nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Việt Nam là nước có tỷ trọng sản xuất nông nghiệp lớn, ứng dụng công nghệ chuyển đổi số sẽ là cơ sở để đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; tăng cường tính minh bạch về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng các mặt hàng nông sản.