Quảng Nam đang nỗ lực huy động mọi nguồn lực, đầu tư đưa điện đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại 9 huyện miền núi. Từ khi có điện, khu vực miền núi đã thay da đổi thịt, đời sống người dân ngày càng cải thiện.
Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được coi là “chìa khóa” “mở cửa” bầu trời vùng sân bay quốc tế Long Thành, thúc đẩy mạnh mẽ vùng đất này “cất cánh” trong tương lai. Nhằm lựa chọn nhà đầu tư tốt nhất, nhà thầu tốt nhất, ý tưởng tốt nhất cho sự phát triển bền vững của tỉnh, Đảng bộ, chính quyền địa phương đang chủ động vào cuộc quyết liệt chuẩn bị sẵn môi trường thuận lợi, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư với thái độ cầu thị, giải pháp linh hoạt hơn bao giờ hết.
Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 686/QĐ-TTg ngày 13/6/2023 là cơ sở quan trọng để Long An lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã ký ban hành Quyết định số 4149/QĐ-UBND ngày 12/8/2024 phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N1 tỷ lệ 1/2000 tại ô quy hoạch ký hiệu I.7.3. Đáng chú ý, trong nội dung điều chỉnh, có việc dịch chuyển và tập trung các ô đất có chức năng công cộng đơn vị ở để hình thành cụm trường tiểu học liên cấp; giảm diện tích đất hỗn hợp để tăng diện tích đất nhà ở mới, dự kiến sẽ dành cho nhà ở xã hội.
Tại các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Cao Bằng, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, sinh sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa do vậy điều kiện phát triển kinh tế còn hạn chế, hạ tầng thiết yếu thiếu thốn. Ba tỉnh nêu trên đã “dồn” nguồn lực của các chương trình để xây dựng các công trình điện, đường, trường, trạm cho bà con, giúp vùng cao khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều lúng túng, vướng mắc, cần được tháo gỡ.
Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” yêu cầu phát triển kinh tế vùng phải có trọng tâm, trọng điểm đã xác định phát triển hạ tầng giao thông gắn với các hành lang kinh tế là một trong những khâu đột phá quan trọng. Để tăng cường liên kết, bổ sung, hỗ trợ cho nhau cùng phát triển, thời gian qua, hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang đã đẩy mạnh kết nối giao thông và đây đều là những tuyến đường lớn, trọng điểm.
Ngày 23/4, tại buổi Tọa đàm “Nắn dòng kiều hối vào hạ tầng” do báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức, đại diện Ngân hàng Nhà nước, các sở, ngành, chuyên gia, kiều bào, doanh nghiệp… đưa ra nhiều ý kiến nhằm tìm ra giải pháp xây dựng cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý huy động hiệu quả nguồn lực kiều hối vào sự phát triển hạ tầng của Thành phố Hồ Chí Minh.
Hệ thống các khu công nghiệp đã có đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển của đất nước nhưng hiện nay, cơ chế huy động vốn đầu tư hạ tầng khu công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các khu công nghiệp sinh thái.
Mới đây Quảng Ninh được công nhận đứng thứ nhất trong danh sách địa phương có chỉ số cơ sở hạ tầng tốt nhất Việt Nam, vượt qua lần lượt các địa phương lớn như TP Hồ Chí Minh (thứ 2), Bình Dương (thứ 3), Hà Nội (thứ 4)… Điều này có được là nhờ những quyết sách đúng đắn, kịp thời của địa phương, đặc biệt trong việc tạo thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư.
Kích cầu đầu tư, kích cầu tiêu dùng là những công cụ, giải pháp mà các quốc gia luôn tính tới mỗi khi có nguy cơ tăng trưởng kinh tế chậm lại do nhiều lý do, nhất là do những tác động khách quan, không mong muốn đến từ tình hình bên ngoài, trong đó đầu tư từ ngân sách nhà nước-đầu tư công, luôn được tính đến trước.
Ngày 19/8/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 105/2009/QÐ-TTg về quy chế quản lý cụm công nghiệp. Từ đây, khái niệm cũng như các quy định về quản lý cụm công nghiệp được thống nhất trên phạm vi cả nước, tạo ra khung pháp lý cho quản lý cụm công nghiệp từ Trung ương đến các địa phương.
Chiều 10/6, Bộ Xây dựng phối hợp Ủy ban nhân thành phố Cần Thơ tổ chức Diễn đàn triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng-phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Thực hiện Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 24/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 11/5, đồng chí Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ đến làm việc với lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu.
Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định phát triển huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trở thành trung tâm du lịch biển-đảo. Và từ nhiều năm qua, sự đầu tư của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực của chính quyền địa phương đã đưa huyện đảo Lý Sơn phát triển mạnh mẽ.
Từ việc huy động nguồn lực xã hội đầu tư vào hệ thống giao thông và đầu tư các khu công nghiệp, tỉnh Bình Dương đã có cơ sở hạ tầng khá đồng bộ, vừa tạo ra môi trường thuận lợi thu hút đầu tư hiệu quả, vừa góp phần tạo kết nối giao thông vùng thông suốt và tạo đòn bẩy giúp các địa phương cùng phát triển.
Ngày 26/7, tại Nam Định, Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW chủ trì, phối hợp Tỉnh ủy Nam Định tổ chức Hội thảo “Phát triển kết cấu hạ tầng và kinh tế biển vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Kết cấu hạ tầng nói chung và kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng là nền tảng vật chất có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.