Hát Then đã trở thành nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Bình Liêu.

Giữ gìn làn điệu Then cổ ở Bình Liêu

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) có hơn 96% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó người Tày chiếm hơn một nửa dân số toàn huyện, là nơi duy trì nhiều nghi lễ Then nói chung. Năm 2013, Then Tày đại diện cho Bình Liêu được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây chính là tiền đề quan trọng để huyện Bình Liêu cũng như cộng đồng dân tộc Tày ở địa phương tiếp tục nhiệm vụ bảo tồn và phát huy vốn di sản quý giá này.
Nhà gái hát điệu "Đưa cô dâu ra trình họ" giới thiệu, gửi gắm cô dâu cho nhà trai.

Hát Quan Lang, nét đẹp văn hóa trong đám cưới của người Tày

Trong kho tàng văn hóa phi vật thể của người Tày (tỉnh Lạng Sơn) có câu: "Không có hát Quan Lang thì không phải đám cưới người Tày". Để tìm hiểu sâu hơn về điệu hát Quan Lang độc đáo này, chúng tôi đã đến xã Mông Ân, huyện Bình Gia, nơi có hơn 95% là đồng bào dân tộc Tày sinh sống cùng những nét văn hóa bản sắc, cổ xưa được truyền thụ qua nhiều thế hệ.
Hoạt động hô bài chòi tại chợ quê cầu ngói Thanh Toàn thu hút nhân dân và du khách tham gia.

Lan tỏa giá trị di sản nghệ thuật bài chòi ở Thừa Thiên Huế

Cùng với chín tỉnh, thành phố khác ở khu vực Trung Bộ, Thừa Thiên Huế là địa phương làm tốt công tác gìn giữ, phát huy giá trị di sản bài chòi. Nhiều mô hình câu lạc bộ bài chòi ra đời với hình thức sinh hoạt phong phú, tổ chức các hoạt động trình diễn nghệ thuật bài chòi trong các lễ hội, dịp lễ, Tết… nhằm lan tỏa, gìn giữ giá trị di sản của loại hình nghệ thuật độc đáo này.
Diễn viên Hạ Nắng (áo dài xanh) diễn các trích đoạn cải lương, đờn ca tài tử tại sân khấu nhỏ thuộc Đường Sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Mang nghệ thuật truyền thống đến giới trẻ

Giới thiệu các loại hình nghệ thuật truyền thống ở không gian công cộng đang là hướng mà nhiều tổ chức, cá nhân tại thành phố lựa chọn để tiếp cận giới trẻ. Không chỉ biểu diễn miễn phí, các dự án còn thường xuyên tổ chức những hoạt động trải nghiệm, tương tác nhằm gửi trao các thông điệp ý nghĩa.
Tiết mục hát Then tại Lễ hội hoa sở tổ chức tại huyện Bình Liêu.

Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật hát Then ở Bình Liêu

Hát Then là di sản văn hóa phi vật thể độc đáo của người Tày nói chung, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) nói riêng và được thể hiện thông qua hình thức ca hát thực hiện trong các nghi lễ tôn giáo của người Tày, có giai điệu, tiết tấu, nhịp phách rõ ràng, khi hát bao giờ cũng kèm theo tính tẩu và chùm xóc nhạc. Trải qua thăng trầm của lịch sử và thời gian, hát Then vẫn tồn tại trong đời sống văn hóa của người Tày như một minh chứng cho sức sống và bản sắc văn hóa dân tộc.
Nhóm nghệ sĩ trẻ trao đổi về dự án "Lên Ngàn".

Khai thác chất liệu truyền thống trong các sáng tác đương đại

Không chỉ là chất liệu và nguồn cảm hứng cho sáng tạo nghệ thuật, khai thác giá trị âm nhạc và diễn xướng truyền thống đã trở thành một cách thức làm nghệ thuật. Khái niệm “truyền thống mới” đang được các nhà sản xuất, nghệ sĩ, người sáng tạo vận hành như một phương thức thực hiện các dự án về điện ảnh, âm nhạc, phim tài liệu.
Lợi dụng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu để trục lợi

Lợi dụng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu để trục lợi

Ngăn chặn và kiên quyết xử lý vi phạm đối với các hành vi lợi dụng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu để trục lợi là một trong những giải pháp được ngành văn hóa nhấn mạnh tại Hội nghị "Đánh giá hiệu quả Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt (giai đoạn 2017-2022)" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 7/12 tại Hưng Yên.