Cầu Bạch Đằng 2 nối xã Bạch Đằng, thành phố Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) qua xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai được đẩy nhanh tiến độ thi công.

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công ở Bình Dương

Tập trung các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, lãnh đạo tỉnh Bình Dương yêu cầu các địa phương, đơn vị có phương án huy động nguồn lực, bố trí đủ nguồn vốn cho các dự án trọng điểm, đẩy nhanh thực hiện các thủ tục hành chính; tăng cường cơ chế phân cấp, phân quyền và kịp thời tháo gỡ khó khăn nhằm đạt hiệu quả trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công.
Thi công đúc bê-tông trụ cầu Đại Ngãi.

Sóc Trăng khắc phục chậm tiến độ công trình giao thông

Tỉnh Sóc Trăng xác định 2024 là năm tăng tốc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có việc đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình hạ tầng giao thông liên vùng. Trên tinh thần đó, những dự án gặp khó khăn, chậm tiến độ thi công đang được các đơn vị khẩn trương khắc phục, tháo gỡ.
Nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường vành đai 4 tại huyện Hoài Đức.

Cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án đường vành đai 4

Đúng như cam kết đã đề ra, đến cuối tháng 12/2023, thành phố Hà Nội đã cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng dự án đường vành đai 4-Vùng Thủ đô. Đây là cơ sở quan trọng để dự án trọng điểm về đích đúng hẹn, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội cho Vùng Thủ đô.
Nỗ lực thi công hầm số 3, công trình hầm lớn trên đường bộ cao tốc bắc-nam, đoạn Quảng Ngãi-Hoài Nhơn nhằm bảo đảm tiến độ.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2023, tổng kế hoạch giải ngân của Bộ Giao thông vận tải ở mức "kỷ lục" khoảng 95 nghìn tỷ đồng, bao gồm 94 nghìn tỷ đồng kế hoạch năm nay được Thủ tướng Chính phủ giao và 1.000 tỷ đồng năm 2022 kéo dài sang. Với mục tiêu giải ngân tối thiểu 95% theo yêu cầu của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã quyết liệt chỉ đạo các chủ đầu tư/ban quản lý dự án "chạy đua" với quyết tâm cao nhất để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Cầu Mỹ Thuận 2 chờ ngày hợp long.

Vĩnh Long đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông

Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đã tập trung huy động nhiều nguồn lực để từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông, xem đây là khâu đột phá quan trọng để phát triển nhanh, bền vững. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh thực hiện các công trình chuyển tiếp từ năm 2022 sang và thực hiện các công trình khởi công mới năm 2023 với tổng nguồn vốn được bố trí khoảng 1.127 tỷ đồng.
Đường cao tốc Cần Thơ-Cà Mau (đoạn qua thành phố Cần Thơ) chờ cát thi công đắp nền.

Thiếu cát xây dựng công trình giao thông trọng điểm

Hiện nay, vùng đồng bằng sông Cửu Long đang triển khai xây dựng bốn tuyến đường bộ cao tốc trọng điểm quốc gia, với nhu cầu cát xây dựng hơn 53 triệu m3. Chỉ riêng đường cao tốc Cần Thơ-Cà Mau (dài hơn 110 km) đã cần hơn 18 triệu m3 cát, nhưng đến nay lượng cát cung ứng cho cao tốc này mới đạt 8%, khoảng 1,4 triệu m3.
[Ảnh] Những công trình nổi bật của Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

[Ảnh] Những công trình nổi bật của Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

Đại lộ Thăng Long, đường vành đai 2 trên cao từ Ngã Tư Sở đến cầu Vĩnh Tuy, đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, cầu Nhật Tân, khu công nghệ cao Hòa Lạc... là những công trình hiện đại, ghi dấu ấn phát triển mạnh mẽ của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính (1/8/2008).

Điểm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên tuyến Quốc lộ 12 từ thành phố Điện Biên Phủ đi huyện Mường Chà đã được Sở Giao thông vận tải Điện Biên ưu tiên đầu tư khắc phục.

Nỗ lực xóa điểm có nguy cơ mất an toàn giao thông

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, trên các tuyến quốc lộ: 12, 279, 4H của tỉnh Điện Biên đã xuất hiện các điểm đen gây tai nạn giao thông. Để hạn chế số vụ, số người bị tai nạn giao thông, tỉnh đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp trong đó ưu tiên nguồn lực cải thiện hạ tầng các điểm tiềm ẩn nguy cơ không bảo đảm an toàn giao thông.
Mỗi ô tô chở 20m3 đất san lấp Dự án Khu đô thị Thăng Long ở phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên, nhà thầu lỗ 800 nghìn đồng.

Nhà thầu xây dựng ở Thái Nguyên gặp khó vì giá vật tư tăng cao

Thời gian gần đây, hầu hết các nhà thầu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang lâm vào tình trạng rất khó khăn do khan hiếm đất san lấp, giá vật tư xây dựng, nhiên liệu vẫn ở mức cao. Nếu tình trạng này kéo dài, nhiều nhà thầu khó cầm cự, công trình chậm tiến độ, địa phương cần có giải pháp tháo gỡ.