[Ảnh] Những công trình nổi bật của Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

NDO -

Đại lộ Thăng Long, đường vành đai 2 trên cao từ Ngã Tư Sở đến cầu Vĩnh Tuy, đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, cầu Nhật Tân, khu công nghệ cao Hòa Lạc... là những công trình hiện đại, ghi dấu ấn phát triển mạnh mẽ của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính (1/8/2008).

[Ảnh] Những công trình nổi bật của Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính ảnh 1
Đại lộ Thăng Long dài 29,264 km là công trình chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
[Ảnh] Những công trình nổi bật của Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính ảnh 2
Nút giao Đại lộ Thăng Long - Quốc lộ 21, cửa ngõ lưu thông giữa Trung tâm Hà Nội và các huyện ngoại thành phía tây.
[Ảnh] Những công trình nổi bật của Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính ảnh 3
Đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài chạy qua phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), phường Xuân La (quận Tây Hồ) và phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm). Đường dài 627m, mặt cắt ngang 50m, với 8 làn xe đi vào hoạt động đã góp phần giảm tải cho nút giao Hoàng Quốc Việt - Bưởi, đồng thời kích cầu cho bất động sản tại khu vực phía tây Hồ Tây
[Ảnh] Những công trình nổi bật của Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính ảnh 4

Cầu Nhật Tân hiện là cầu dây văng lớn nhất Việt Nam, được xây dựng năm 2009 với tổng đầu tư hơn 13.620 tỷ đồng. Cầu có 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng, bắt đầu tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đến điểm cuối giao với quốc lộ 5, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh.

[Ảnh] Những công trình nổi bật của Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính ảnh 5

Dự kiến trong quý III/2023, đoạn trên cao (từ ga Nhổn - ga Cầu Giấy) thuộc tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội sẽ được đưa vào hoạt động.

[Ảnh] Những công trình nổi bật của Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính ảnh 6

Tuyến đường vành đai 2 trên cao từ Ngã Tư Sở đến cầu Vĩnh Tuy có tổng vốn đầu tư hơn 9.997 tỷ đồng, nối liền 3 quận trung tâm gồm Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, nhằm góp phần khắc phục ùn tắc giao thông trên tuyến đường.

[Ảnh] Những công trình nổi bật của Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính ảnh 7
Dự án đường Vành đai 2 trên cao đoạn Vĩnh Tuy-Ngã Tư Sở (Hà Nội), bao gồm cả tuyến đường bộ trên cao và phần mở rộng bên dưới thông xe vào ngày 11/1.

Nói đến sự phát triển của Hà Nội những năm gần đây không thể không nhắc đến sự phát triển của các huyện ngoại thành. Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô (1/8/2008 - 1/8/2023), các huyện ngoại thành phía tây Hà Nội như Hoài Đức, Đan Phượng…đã có những chuyển biến mạnh mẽ về hạ tầng đô thị. Nhiều cụm công nghiệp, khu đô thị, chung cư cao tầng được xây dựng mới, cùng với đó là diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp, đồng bộ và từng bước hiện đại.

[Ảnh] Những công trình nổi bật của Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính ảnh 8

Nhiều khu chung cư cao tầng xuất hiện tại các huyện Hoài Đức, Đan Phượng và điểm nhấn là Khu đô thị Splendora tại xã An Khánh, Hoài Đức.

[Ảnh] Những công trình nổi bật của Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính ảnh 9

Khu đô thị Hòa Lạc, huyện Thạch Thất với mục tiêu phát triển trở thành đô thị vệ tinh lớn nhất trong 5 đô thị được quy hoạch của Thủ đô Hà Nội.

[Ảnh] Những công trình nổi bật của Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính ảnh 10

Diện mạo nông thôn mới ngày càng khang trang, sạch sẽ, hạ tầng giao thông được phát triển đồng bộ, hình ảnh thị trấn Phùng - huyện nông thôn mới Đan Phượng nhìn từ trên cao.

[Ảnh] Những công trình nổi bật của Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính ảnh 11

Khu Công nghệ cao Hòa Lạc nằm trên địa bàn 2 huyện Thạch Thất, Quốc Oai (Hà Nội), tổng diện tích quy hoạch gần 1.600 ha, đến thời điểm hiện tại đã thu hút được 106 dự án đầu tư. Các dự án đầu tư tại đây đã giúp hình thành hệ sinh thái ban đầu cho các lĩnh vực công nghệ, bước đầu tạo ra môi trường thuận lợi đối với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hướng tới mục tiêu phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc trở thành một đô thị khoa học và công nghệ.

[Ảnh] Những công trình nổi bật của Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính ảnh 12

Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đang xây dựng “Đề án phát triển Khu Công nghệ Cao Hòa Lạc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” theo hướng phù hợp với Chiến lược Phát triển Khoa học Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo giai đoạn 2021-2030. Đây là Khu công nghệ cao quốc gia, cơ bản đã hoàn thiện hạ tầng, thu hút được nhiều nhà đầu tư công nghệ nước ngoài.


back to top