Mưa lớn kéo gây ngập úng cục bộ một số tuyến đường ven đô ở thành phố Huế trong những ngày qua.

Thừa Thiên Huế ứng phó nguy cơ sạt lở cao do mưa lớn kéo dài

Tại Thừa Thiên Huế, dự báo tổng lượng mưa trong 10 ngày tới phổ biến 300-500mm, có nơi trên 500mm gây nguy cơ ngập úng vùng đồng bằng, đô thị và lũ quét, sạt lở đất miền núi, bờ sông, bờ biển… Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu các địa phương tập trung triển khai công tác phòng ngừa, chủ động ứng phó với rủi ro thiên tai lên mức 2.
Tuyến kè kiên cố giúp người dân làng chài Thạnh Ðức 1, phường Phổ Thạnh, thị xã Ðức Phổ an cư bên chân sóng.

Quảng Ngãi nỗ lực ứng phó thiên tai

Trước tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ngày càng gia tăng, đe dọa trực tiếp tính mạng, tài sản của người dân và các công trình cơ sở hạ tầng, những năm qua, tỉnh Quảng Ngãi huy động nhiều nguồn lực xây kè kiên cố để ứng phó thiên tai. Ðây là giải pháp hữu hiệu, góp phần giúp người dân yên tâm trong mùa mưa bão, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội.
Khai thác cát trên sông Tiền, sông Hậu làm nguồn vật liệu cung cấp cho các dự án cao tốc trong khu vực.

Khai thác cát sông Tiền, sông Hậu không gây xói lở, sụt lún

Vừa qua, có một số ý kiến lo ngại việc khai thác cát trên sông Tiền, sông Hậu làm nguồn vật liệu cung cấp cho dự án cao tốc Cần Thơ-Cà Mau sẽ làm tình trạng xói sạt lở và sụt lún ở đồng bằng sông Cửu Long thêm trầm trọng, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải khẳng định, việc khai thác cát tại các mỏ đều được đánh giá tác động môi trường kết hợp với việc thiết lập hệ thống và thực hiện quan trắc, giám sát tác động theo quy định, do vậy không làm thay đổi dòng chảy, không gây sạt lở lòng, bờ, bãi sông.
Hiện trạng sạt lở tại Vàm Cỏ Tây (khu vực đê bao liên ấp Bến Kè, Nước Trong, Voi Đình, xã Thủy Đông, huyện Thạnh Hóa) đang lập phương án khắc phục.

Long An công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Vàm Cỏ Tây và Cần Giuộc

Ngày 11/6, Ủy ban nhân tỉnh Long An cho biết, đã công bố quyết định tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Vàm Cỏ Tây (khu vực đê bao liên ấp: Bến Kè, Nước Trong, Voi Đình), xã Thủy Đông, huyện Thạnh Hóa và bờ sông Cần Giuộc (đoạn cặp đường tỉnh 826C, xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc), tỉnh Long An với diễn biến sạt lở rất nghiêm trọng.
Sạt lở bờ sông Vàm Cỏ Tây, đoạn qua địa bàn xã Thủy Đông, huyện Thạnh Hóa làm chia cắt giao thông của hàng trăm hộ dân trong 3 ấp.

Long An: Khẩn cấp khắc phục 2 điểm sạt lở bờ sông nghiêm trọng

Ngày 1/6, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi Long An Võ Kim Thuần cho biết, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An vừa bố trí 6 tỷ đồng, nguồn kinh phí từ Quỹ phòng, chống thiên tai để khắc phục khẩn cấp 2 điểm sạt lở nghiêm trọng là bờ sông Vàm Cỏ Tây (xã Thủy Đông, huyện Thạnh Hóa) và bờ sông Cần Giuộc (xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc).
Sạt lở tại tuyến kênh 28 thuộc xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Tiền Giang: Sạt lở bờ sông, bờ biển ngày càng nghiêm trọng

Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã tác động trực tiếp đến đất liền và gây sụt lún, sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ngày càng nghiêm trọng về phạm vi, mức độ nguy hiểm, gây ra nhiều thiệt hại về tài sản của nhà nước và nhân dân; một số nơi đã vượt quá khả năng xử lí của địa phương.
Cơ quan chức năng khắc phục sự cố sạt lở.

Sạt lở bờ sông cuốn trôi nhà cửa, ngập vườn cây ăn quả tại Bến Tre

Ngày 13/9, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre Đoàn Văn Đảnh cho biết, cơ quan chức năng đang khẩn trương khắc phục sạt lở tại cồn Phú Đa (ấp Phú Bình, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách) xảy ra vào đêm 12/9 gây thiệt hại nhiều tài sản, nhà cửa của người dân.

Sạt lở bờ sông làm gần 500m2 đất của gia đình ông Tính (Bến Tre) trôi xuống sông.

Khẩn cấp ứng phó sạt lở bờ sông khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Thời gian gần đây, bắt đầu vào mùa mưa, tình trạng sạt lở bờ sông tại các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long diễn biến phức tạp, đe dọa cuộc sống của người dân. Các địa phương đang tập trung các giải pháp, gia cố bờ sông và vận động người dân di dời khỏi vùng sạt lở nguy hiểm.