Đoạn sạt lở khẩn cấp, nguy hiểm có chiều dài 80m (uy hiếp trực tiếp tính mạng và tài sản của 5 hộ và 20 nhân khẩu), đoạn còn lại chiều dài 50m có nguy cơ sạt lở rất cao.
Theo các nguồn tin chính thức, khoảng 200 người có thể đã bị chôn vùi trong một vụ sạt lở bờ sông xảy ra ngày 7/10 tại một cảng ở Manacapuru, bang Amazonas, Tây Bắc Brazil.
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế liên tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông trong hai ngày qua. Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh này phát công văn cảnh báo cập nhật các vị trí có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất vùng đồi núi, các tuyến giao thông, sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn.
Ngày 31/5, một vụ sạt lở nghiêm trọng xảy ra ở bờ sông Bình Thủy, thuộc khu vực Bình Yên A, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ làm ảnh hưởng 10 căn nhà của người dân.
Ngày 16/4, Đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư do ông Thứ trưởng Đỗ Thành Trung dẫn đoàn, đến khảo sát và làm việc với tỉnh Hậu Giang về tình hình xử lý sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh.
Vào lúc 6 giờ sáng ngày 3/4, xảy ra sạt lở bờ sông Trà Nóc tại số nhà 54, 56, 58, 60 Lê Thị Hồng Gấm, khu vực 2, phường Trà An, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ làm ảnh hưởng 7 căn nhà liền kề (trong đó có 2 dãy nhà trọ, 1 căn nhà có kết cấu 1 trệt, 1 lầu).
Chiều 21/2, thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang cho biết, trên tuyến kênh Nàng Mau thuộc Ấp Thạnh Lợi A2, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp vừa xảy ra điểm sạt lở bờ kênh, làm sập 1 căn nhà của dân.
Sáng 6/12, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh này đã ban hành Quyết định công bố 9 tình huống khẩn cấp về sạt lở núi, bờ sông, hư hỏng công trình do mưa, lũ từ ngày 13-16/11 vừa qua gây ra trên địa bàn tỉnh.
Trong những ngày qua, do thay đổi dòng chảy tại sông Thao làm tuyến kè tả Thao thuộc khu Bồng Lạng, xã Bản Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, bị sạt lở nghiêm trọng khiến một số hộ dân phải di dời khẩn cấp.
Từ năm 2020 đến nay, bờ sông Lô, khu vực thôn Tân Mỹ, tổ 14, thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) bị sạt lở nghiêm trọng. Người dân nơi đây đang sống trong nỗi bất an, lo sợ, nhiều hộ đã bị thiệt hại lớn về tài sản, hoa màu.
Tại Thừa Thiên Huế, dự báo tổng lượng mưa trong 10 ngày tới phổ biến 300-500mm, có nơi trên 500mm gây nguy cơ ngập úng vùng đồng bằng, đô thị và lũ quét, sạt lở đất miền núi, bờ sông, bờ biển… Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu các địa phương tập trung triển khai công tác phòng ngừa, chủ động ứng phó với rủi ro thiên tai lên mức 2.
Trước tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ngày càng gia tăng, đe dọa trực tiếp tính mạng, tài sản của người dân và các công trình cơ sở hạ tầng, những năm qua, tỉnh Quảng Ngãi huy động nhiều nguồn lực xây kè kiên cố để ứng phó thiên tai. Ðây là giải pháp hữu hiệu, góp phần giúp người dân yên tâm trong mùa mưa bão, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội.
Vừa qua, có một số ý kiến lo ngại việc khai thác cát trên sông Tiền, sông Hậu làm nguồn vật liệu cung cấp cho dự án cao tốc Cần Thơ-Cà Mau sẽ làm tình trạng xói sạt lở và sụt lún ở đồng bằng sông Cửu Long thêm trầm trọng, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải khẳng định, việc khai thác cát tại các mỏ đều được đánh giá tác động môi trường kết hợp với việc thiết lập hệ thống và thực hiện quan trắc, giám sát tác động theo quy định, do vậy không làm thay đổi dòng chảy, không gây sạt lở lòng, bờ, bãi sông.
Chiều 6/7, Chánh văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sóc Trăng Phạm Tấn Đạo cho biết, trên địa bàn huyện Kế Sách vừa xảy ra sạt lở bờ sông làm sụp lún 50m bờ kè bê-tông kiên cố và ăn sâu vào bờ hơn 3m.
Ngày 11/6, Ủy ban nhân tỉnh Long An cho biết, đã công bố quyết định tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Vàm Cỏ Tây (khu vực đê bao liên ấp: Bến Kè, Nước Trong, Voi Đình), xã Thủy Đông, huyện Thạnh Hóa và bờ sông Cần Giuộc (đoạn cặp đường tỉnh 826C, xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc), tỉnh Long An với diễn biến sạt lở rất nghiêm trọng.
Ngày 1/6, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi Long An Võ Kim Thuần cho biết, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An vừa bố trí 6 tỷ đồng, nguồn kinh phí từ Quỹ phòng, chống thiên tai để khắc phục khẩn cấp 2 điểm sạt lở nghiêm trọng là bờ sông Vàm Cỏ Tây (xã Thủy Đông, huyện Thạnh Hóa) và bờ sông Cần Giuộc (xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc).
Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã tác động trực tiếp đến đất liền và gây sụt lún, sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ngày càng nghiêm trọng về phạm vi, mức độ nguy hiểm, gây ra nhiều thiệt hại về tài sản của nhà nước và nhân dân; một số nơi đã vượt quá khả năng xử lí của địa phương.
Thời gian qua, triều cường, mưa lũ lớn liên tiếp xảy ra làm tình trạng sạt lở bờ biển, bờ sông ở Quảng Ngãi ngày càng nghiêm trọng, đe dọa an toàn các khu dân cư và công trình cơ sở hạ tầng.
Chiều 5/12, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đã ban hành Quyết định phê duyệt 2 dự án kè chống sạt lở bờ bắc sông Trà Khúc và bờ biển xã Bình Hải, với tổng mức đầu tư 225 tỷ đồng.
Tại Đồng Tháp, do ảnh hưởng lũ thượng nguồn kết hợp với kỳ triều cường đã gây ngập lụt ở một số địa phương, làm ảnh hưởng sản xuất, thiệt hại một số diện tích hoa màu, cây ăn trái,… của người dân.
Ngày 13/9, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre Đoàn Văn Đảnh cho biết, cơ quan chức năng đang khẩn trương khắc phục sạt lở tại cồn Phú Đa (ấp Phú Bình, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách) xảy ra vào đêm 12/9 gây thiệt hại nhiều tài sản, nhà cửa của người dân.
Thời gian gần đây, bắt đầu vào mùa mưa, tình trạng sạt lở bờ sông tại các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long diễn biến phức tạp, đe dọa cuộc sống của người dân. Các địa phương đang tập trung các giải pháp, gia cố bờ sông và vận động người dân di dời khỏi vùng sạt lở nguy hiểm.
Những ngày này, người dân một số thôn ở xã Bành Trạch, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đang rất hoang mang, lo lắng vì tình trạng sạt lở bờ sông Năng, đoạn qua khu vực Pác Châm, “nuốt” đất sản xuất nông nghiệp đang diễn ra nghiêm trọng.
Rạng sáng 20-7, trên địa bàn huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng đã xuất hiện nhiều điểm sạt lở bờ sông làm lún sụp hàng chục mét bờ đê, đường giao thông nông thôn bị nước cuốn trôi ra sông.