Các chàng trai, cô gái Sán Chỉ chụp ảnh bên những thửa ruộng bậc thang rực rỡ sắc mầu.

Đặc sắc mùa vàng Đại Dực

Xã Ðại Dực, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh có bảy dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó người Sán Chỉ (Sán Chay) chiếm hơn 80%. Nơi đây, cảnh quan thiên nhiên cũng rất ưu đãi, với hệ thống ruộng bậc thang, khe suối, thác nước phong phú, đa dạng, là cơ hội để địa phương phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái.
Những thửa ruộng bậc thang rực rỡ sắc mầu tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp của mùa vàng Bình Liêu.

Ấn tượng mùa vàng Bình Liêu

Không chỉ có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp mà với các hoạt động văn hóa, thể thao hấp dẫn, mang đậm bản sắc dân tộc, Hội Mùa vàng Bình Liêu đã mang đến cho du khách những ấn tượng khó quên. Đặc biệt, du khách còn được trực tiếp tham gia trải nghiệm các trò chơi dân gian, nếp sinh hoạt, nghi lễ văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số và những sản phẩm du lịch mới, riêng có tại Bình Liêu trong những ngày diễn ra Hội Mùa vàng.
Mùa vàng trên ruộng bậc thang Xín Mần (Hà Giang). (Ảnh: NGUYỄN HỮU THÔNG)

Văn hóa truyền thống ở miền biên viễn

Hà Giang - mảnh đất miền biên viễn phên giậu cực bắc của Tổ quốc - là nơi hội tụ của 19 dân tộc anh em cùng sinh sống, tạo cho nơi này một nền văn hóa độc đáo và phong phú. Xác định giá trị văn hóa truyền thống là một thế mạnh lớn, là bệ phóng cho phát triển, Hà Giang đã và đang chú trọng lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn, coi đó là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì vào mùa lúa chín.

Đặc sắc tuần văn hóa du lịch “Qua những miền di sản ruộng bậc thang” Hoàng Su Phì

Tháng 9 là thời điểm đẹp nhất để du khách lên huyện vùng cao Hoàng Su Phì (Hà Giang) ngắm những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín vàng. Năm nay, tuần văn hóa du lịch “Qua những miền di sản ruộng bậc thang” được huyện Hoàng Su Phì tổ chức từ ngày 16 đến cuối tháng 9 với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.
Mùa này, lúa ruộng bậc thang ở Bát Xát chín như dát vàng trên những sườn núi, tạo nên bức tranh tuyệt đẹp. (Ảnh: QUỐC HỒNG)

[Ảnh] “Mùa vàng” nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt

Từ giữa tháng 8 đến đầu tháng 9 hằng năm được xem là thời điểm đẹp nhất của Bát Xát (Lào Cai), nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Lúc này, những thửa ruộng bậc thang uốn lượn trên sườn đồi ở Y Tý, Mường Hum, Sàng Ma Sáo, A Lù, Dền Sáng vàng xuộm như dát vàng trên sườn núi cao, mây trắng phất phơ như làn khói mỏng, đẹp như bức tranh thủy mặc. 

Ứng xử hài hòa với sông Hồng

Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội cùng các đơn vị tư vấn vừa tổ chức hội thảo lấy ý kiến về phương án phát triển và tổ chức không gian phát triển kinh tế-xã hội tại các quận Hoàng Mai, Long Biên và các huyện Thanh Trì, Gia Lâm, nhằm tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Kiệt tác ruộng bậc thang Hoàng Su Phì. (Ảnh: Tổng cục Du lịch)

Văn hóa ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

Nằm ở phía tây của tỉnh Hà Giang, Hoàng Su Phì được biết tới là huyện vùng cao biên giới, với núi non trùng điệp và những bản làng lần khuất trong sương mù. Theo phiên âm tiếng Hán, Hoàng Su Phì là "vỏ cây vàng". Bởi theo truyền thuyết của người La Chí, khi đất trời còn gần nhau thì bất ngờ có một trận đại hồng thủy xảy ra, tất cả đều bị vùi lấp, chỉ còn một loại cây màu vàng sống được và con người đã lấy loài cây đấy làm nhà. Từ đó, người ta gọi Hoàng Su Phì là miền đất vỏ cây vàng.
Thời điểm này, Sa Pa được du khách yêu mến gọi bằng cái tên “Mùa vàng” bởi màu nắng thu dịu ngọt, màu lúa chín phủ khắp những thửa ruộng bậc thang ở thung lũng Mường Hoa đẹp như bức tranh.

[Ảnh] Lên Sa Pa ngắm mùa vàng ruộng bậc thang

Từ giữa tháng 8 đến đầu tháng 9 hằng năm được xem là thời điểm đẹp nhất của Sa Pa (Lào Cai). Lúc này, những thửa ruộng bậc thang uốn lượn trên sườn đồi ở xã Mường Hoa, bản Lao Chải, xã Tả Van bắt đầu chín vàng. Đây cũng là thời điểm nhiều du khách đổ về Sa Pa khám phá và trải nghiệm mùa vàng ruộng bậc thang nơi đây, bởi tiết trời mát mẻ, trời cao xanh, nắng dịu nhẹ, thật dễ chịu.
Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang Mù Cang Chải.

Yên Bái đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải

Tối 31/12, tại huyện Mù Cang Chải, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ công bố quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang Mù Cang Chải và Chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ mừng cơm mới của người H’Mông huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái”.

Kỳ vĩ ruộng bậc thang mùa lúa chín ở Ngải Thầu, xã A Lù (huyện Bát Xát, Lào Cai).

Trở lại ngôi làng cao nhất Việt Nam

Chúng tôi trở lại Ngải Thầu Thượng, ngôi làng nằm ở độ cao 2.300 m so với mực nước biển, trên mũi đá Ma Cha Va hùng vĩ  bốn mùa mây phủ, cảm nhận sâu hơn sức sống mãnh liệt, kiên cường, những đổi thay của vùng đất giáp biên và những người H’Mông ở ngôi làng cao nhất Việt Nam.

Ruộng bậc thang vàng ruộm lúa chín. (Ảnh: QUỐC HỒNG).

Mùa vàng trên rẻo cao

Đầu tháng 9, khắp các rẻo cao Sa Pa, Bát Xát, Si Ma Cai ở Lào Cai, lúa trên ruộng bậc thang chín như dát vàng lên những sườn núi, thung lũng, bao bọc làng bản của người Dao, H’Mông, Hà Nhì, Xa Phó ở vùng núi cao biên giới hùng vĩ, mang đến no ấm, bình yên cho người dân nơi đây.

Cận cảnh “siêu phẩm” ruộng bậc thang khắc trên đá Mù Cang Chải

Cận cảnh “siêu phẩm” ruộng bậc thang khắc trên đá Mù Cang Chải

Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái, Lý Kim Khoa cho biết, trong tháng 7- 2020, Bảo tàng tỉnh Yên Bái phối hợp Phòng Văn hóa-Thông tin và UBND  xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải tiếp tục mở rộng khảo sát, thám sát nghiên cứu các bãi đá khắc cổ đợt II, phát hiện được sáu khối đá trong đó có hai khối đá lộ thiên.