Hơn 10 năm qua, năm nào ở tỉnh Bạc Liêu cũng xảy ra hàng loạt vụ sạt lở tại tuyến đê biển Đông. Từ năm 2023 đến nay, tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng, cần có các giải pháp đồng bộ, phù hợp để bảo vệ bền chắc tuyến đê biển này.
Sau thời gian đặt bẫy ảnh, Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) đã ghi nhận được 24 loại chim, thú; trong đó, có những loài nguy cấp, quý, hiếm cần phải được bảo tồn.
Vừa qua, tại thôn Vằng Bó, xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) xảy ra một vụ phá rừng phòng hộ. Điều đáng nói là dù cơ quan chức năng sau khi phát hiện đã yêu cầu kiểm lâm, chính quyền địa phương quản lý nhưng các đối tượng phát, phá rừng vẫn tiếp tục dựng nhà, lán, trại, có dấu hiệu coi thường pháp luật.
Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Nghị định này có hiệu lực ngay khi ban hành (18/7/2024) đã giúp các địa phương tháo gỡ được nhiều vấn đề trong thực tiễn bị vướng mắc từ lâu.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng thông tin, việc thu hồi, hủy bỏ văn bản về chuyển 29,59ha rừng trồng thông năm 1993 trong sân golf Đà Lạt vào rừng phòng hộ nội ô, không đồng nghĩa với việc không xử lý sai phạm tại công trình tòa nhà câu lạc bộ golf.
Sân golf Đồi Cù Đà Lạt không còn diện tích rừng phòng hộ, khi Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng thu hồi, hủy bỏ văn bản ban hành năm 2016, về việc chuyển 29,59 ha rừng trồng thông năm 1993 trong sân golf này đã đạt tiêu chí thành rừng vào rừng phòng hộ nội ô Đà Lạt.
Việt Nam có hơn 14,86 triệu ha rừng với tiềm năng phong phú, đa dạng về các giá trị hệ sinh thái rừng. Trong những năm qua, ngành lâm nghiệp đã thúc đẩy chủ trương xã hội hóa nghề rừng” bằng nhiều cơ chế, chính sách.
Liên quan vụ việc người dân phát hiện hổ xuất hiện tại rừng phòng hộ, UBND huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình vừa có công văn yêu cầu các đơn vị liên quan triển khai các biện pháp cấp bách bảo vệ động vật hoang dã; đặc biệt, tránh gây hoang mang, ảnh hưởng đời sống, sinh hoạt người dân.
Theo ghi nhận của cơ quan khí tượng thủy văn, nguy cơ hạn hán và xâm nhập mặn trong vụ hè thu năm 2024 ở Quảng Ngãi xảy ra khá cao. Do vậy, ngay từ đầu tháng 3, tỉnh đã chủ động xây dựng phương án phòng chống hạn và xâm nhập mặn, phục vụ dân sinh, sản xuất nông nghiệp, nhằm giảm thiểu nguy cơ thiệt hại.
Ngày 1/4/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 523/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Sau 3 năm thực hiện, ngành lâm nghiệp cả nước đã đạt nhiều kết quả tích cực, nâng cao chuỗi giá trị sản xuất, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường bền vững.
Theo dự thảo kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2025, đến năm 2025 tỉnh Đắk Lắk tăng 10.799ha 3 loại rừng so với năm 2020; trong khi đó, thời kỳ sử dụng đất 2016-2020, tỉnh Đắk Lắk lại giảm tới 68.585ha 3 loại rừng.
Thời gian qua tại một số địa phương của 2 huyện Phong Thổ, Tam Đường (Lai Châu) diễn ra tình trạng người dân chặt phá hoa đỗ quyên ở rừng phòng hộ thuộc dãy Hoàng Liên Sơn để bán cho một số đầu nậu gom chở đi tiêu thụ như một loại cây cảnh.
Chiều 17/10, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi Hồ Trọng Phương cho biết, hưởng ứng lời kêu gọi của tỉnh, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông lâm nghiệp thương mại dịch vụ Tài Nguyên đã đóng góp gần 5 tỷ đồng cho Quỹ trồng cây xanh của tỉnh.
Nhiều năm qua, do đẩy mạnh phát triển kinh tế, nhất là việc nuôi tôm công nghệ cao và rất nhiều dự án điện gió được xây dựng đã làm cho không ít diện tích rừng phòng hộ ven biển Bạc Liêu bị “teo” lại. Ðây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều khu vực đê ven biển liên tiếp sạt lở nghiêm trọng, đe dọa cuộc sống người dân.
Ðược chuyển ra nơi ở mới an toàn để ổn định cuộc sống là mong muốn đã nhiều năm của các hộ dân (chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số) sống trong vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét, lũ ống và vùng rừng phòng hộ đầu nguồn. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khác nhau, nhiều dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng nguy hiểm chậm tiến độ, không hiệu quả. Thực trạng đó đã và đang khiến hàng trăm hộ dân sống trong cảnh thấp thỏm âu lo khi mưa lũ về.
Miền Trung nói chung, tỉnh Quảng Bình nói riêng đang bước vào cao điểm nắng nóng nên tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng nhất là tại các khu vực rừng phòng hộ hay là rừng sản xuất trên vùng cát ven biển. Lực lượng chức năng đang huy động hết quân số, phương tiện và thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng để hạn chế thấp nhất thiệt hại do hỏa hoạn gây ra.
Đầm sen Trà Lý-Đồng Lớn thuộc thôn Chánh Lộc, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) đang vào mùa sen nở, cánh đồng mang đến nguồn thu nhập cho người dân nơi đây.
Sáng 13/5, tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, Đoàn thanh niên Bộ đội Biên phòng phối hợp Thị Đoàn Vĩnh Châu, Chi cục Kiểm lâm Sóc Trăng, Đoàn khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động trồng rừng phòng hộ ven biển. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023) và hưởng ứng chương trình “Vì một Việt Nam xanh”.
Sáng 3/5, Ủy ban nhân dân huyện Thăng Bình (Quảng Nam) cho biết, các cơ quan chức năng đang phối hợp chính quyền địa phương tiếp tục điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy, gây thiệt hại hơn 20ha rừng phòng hộ tại xã Bình Dương.
Khoảng cuối tháng 2 trở lại đây, nhiều diện tích rừng phòng hộ, rừng trồng thuộc lâm phần rừng phòng hộ Gia Nghĩa trên địa bàn xã Đắk Ha, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông bị cháy bất thường; cùng với đó là một lượng lớn đinh sắt các loại được chôn, rải dọc đường tuần tra nhằm ngăn chặn lực lượng chức năng dập lửa…
Ngày 21/2, đại diện lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình cho biết, đang chỉ đạo chấn chỉnh và tăng cường công tác bảo vệ rừng sau khi phát hiện nhiều cây gỗ trong rừng phòng hộ huyện Quảng Ninh bị chặt hạ trái phép.
Sau gần 3 tháng lập chuyên án điều tra, cơ quan chức năng đã bắt được các đối tượng chủ mưu và các đối tượng khác, liên quan vụ phá rừng thông quy mô lớn tại địa bàn phường 8, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.
Sáng 11/7, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa từ 2 vụ trở lên của Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc bắc-nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.
Ngày 29/6, tại tỉnh Quảng Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy Ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh dẫn đầu đoàn công tác có buổi làm việc với UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị về chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa của dự án xây dựng cao tốc bắc-nam phía đông.
Hủy hoại rừng phòng hộ trên diện tích lớn, Vi Đức Sao bị Cơ quan CSĐT Công an thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam để điều tra về hành vi hủy hoại rừng.
Vừa qua, một số hộ dân tại thôn Bản Mún, xã Dương Phong, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) phản ánh tới Báo Nhân Dân về việc Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn khai thác trắng hơn 16 ha rừng phòng hộ, trái quy định của pháp luật nhưng không hề bị xử lý gì.