Rác thải sinh hoạt ngày càng gia tăng theo tốc độ đô thị hóa, nhu cầu tiêu dùng và lối sống hiện đại, trong khi hệ thống xử lý lại chưa theo kịp. Bài toán xử lý rác thải không đơn thuần chỉ là chuyện thiếu kinh phí mà sâu xa hơn còn là bất cập trong quản lý, vướng mắc chính sách và thiếu phối hợp liên ngành.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong tư duy quản lý chất thải. Thay vì chỉ coi chất thải là gánh nặng, Luật coi chất thải là tài nguyên - một nguồn nguyên liệu đầu vào cho nền kinh tế tuần hoàn.
Ngày 10/3, Chính phủ Indonesia cho biết, nước này sẽ đạt được mục tiêu quản lý 100% rác thải vào năm 2029, một mục tiêu được nêu trong Kế hoạch phát triển trung hạn quốc gia giai đoạn 2025-2029.
Ngày 3/3, tại thành phố Gia Nghĩa (Đắk Nông), Trung tâm Khuyến nông và Giống nông lâm nghiệp Đắk Nông phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia và các bên bên liên quan tổ chức Tọa đàm truyền thông về các biện pháp quản lý chất thải trong sản xuất cà-phê.
Ngay sau Tết Nguyên đán, các địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội khẩn trương bắt tay triển khai phong trào thi đua xây dựng môi trường “Sáng, xanh, sạch, đẹp”. Trong đó, các địa phương chú trọng huy động nguồn lực, trách nhiệm của cộng đồng, kết hợp phong trào Tết trồng cây để tạo ra hiệu ứng mới, góp phần cải thiện cảnh quan, môi trường Thủ đô.
Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, do nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô tăng cao đã kéo theo lượng lớn chất thải rắn gia tăng đến từ các hoạt động vui chơi, mua sắm, dọn dẹp nhà cửa… Thực trạng này đòi hỏi ngành chức năng cần tăng cường các biện pháp duy trì, bảo đảm vệ sinh môi trường, phục vụ người dân vui xuân, đón Tết.
Từ ngày 1/1/2025, hộ gia đình, cá nhân không thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt bị xử phạt từ 500 nghìn đồng đến một triệu đồng. Tuy nhiên, việc thực hiện phân loại rác tại nguồn tại thành phố Hà Nội còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Nhiều người dân chưa biết phân loại rác thải như thế nào, trong khi đơn vị thu gom, vận chuyển xử lý rác thải lúng túng.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Môi trường Năng Lượng Xanh, chủ đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn Xuân Trường, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, đã có văn bản gửi Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt, trong đó “công ty xin tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Đà Lạt”.
Sống xanh, tiêu dùng xanh đang dần trở thành xu hướng chung của toàn xã hội. Ðây là cơ sở quan trọng để triển khai các giải pháp tích cực, hiệu quả, tạo sự chuyển biến từ ý thức đến hành động của cộng đồng đối với công tác bảo vệ môi trường.
Thời điểm chính thức áp dụng việc xử phạt đối với hành vi không phân loại rác thải theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường sẽ bắt đầu từ ngày 1/1/2025. Thực tế này đòi hỏi, các ngành chức năng cần có những giải pháp quyết liệt, đồng bộ để quy định sớm đi vào cuộc sống.
Những ngày qua, do ảnh hưởng của mưa lớn, lũ trên thượng nguồn đổ về, kéo theo vô số rác thải tấp vào khu vực bãi biển An Bàng, phường Cẩm An, thành phố Hội An (Quảng Nam) gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, cảnh quan du lịch và sinh hoạt của người dân trong khu vực. Hiện nay, chính quyền địa phương cùng người dân tổ chức thu dọn rác thải dọc bờ biển này nhằm trả lại môi trường xanh, sạch cho bãi biển An Bàng.
Nhựa là loại vật liệu linh hoạt và được sử dụng rộng rãi, cho nên không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực, cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ gia tăng theo cấp số nhân, trong khi năng lực xử lý rác thải nhựa kém, đã gây ra những tác động nghiêm trọng đối với "sức khỏe" của hành tinh xanh. Thực trạng này gióng lên hồi chuông cảnh báo cộng đồng quốc tế cần hành động trước khi quá muộn.
Vài năm trở lại đây, phong trào sống “xanh” đã được nhiều trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh triển khai nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho sinh viên. Từ những chương trình ngắn hạn, đến nay, không ít hoạt động được duy trì bền bỉ và đạt kết quả khả quan.
Chiều 14/11, tại thành phố Tuy Hòa (Phú Yên), Trung tâm hỗ trợ phát triển xanh (GreenHub) phối hợp tỉnh Phú Yên tổ chức hội thảo tập huấn hướng dẫn ứng dụng khu vực phục hồi vật liệu MRF (hệ thống phân loại và tái chế chất thải chuyên dụng tiếp nhận, tách và chuẩn bị vật liệu tái chế để tiếp thị cho các nhà sản xuất là người dùng cuối) trong cộng đồng không rác.
Hàng trăm tấn rác thải tập kết tại nhà máy xử lý chất thải rắn Xuân Trường, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng sạt trượt, gây ảnh hưởng đến vườn sản xuất cà-phê chuẩn bị thu hoạch của người dân.
Mỗi năm thế giới có khoảng 30 triệu tấn rác thải nhựa (RTN) đổ ra biển, trong đó Việt Nam "đóng góp" khoảng 0,73 triệu tấn. RTN đang là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường biển và đại dương, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái biển; phát triển du lịch bền vững; các hoạt động ngư nghiệp và nuôi trồng thủy sản cũng như chất lượng cuộc sống người dân ven biển… Đây không chỉ là vấn nạn toàn cầu mà còn là bài toán nan giải mà các quốc gia có biển đang phải đối mặt.
“Ngày hội Côn Đảo Xanh” là một hoạt động trọng tâm của Chiến dịch “Bay nhẹ tới Côn Đảo” vừa được Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) phát động.
Do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ đã kéo theo một lượng lớn rác thải từ các khu vực ven bờ Vịnh Hạ Long, các lồng bè nuôi trồng thủy sản tại các địa phương làm phát sinh một lượng lớn các loại rác thải trên Vịnh Hạ Long như: phao xốp, lồng bè bị vỡ, cây, cành lá cây từ khu vực ven bờ, các đảo đá trên Vịnh Hạ Long… gây ra tình trạng rác thải trôi nổi trên mặt biển làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường, hoạt động đón tiếp, phục vụ khách tham quan Vịnh Hạ Long.
Limloop ra đời vào cuối năm 2021 từ mong muốn chung tay giảm rác thải nhựa ra môi trường của Phạm Thị Kim Hằng (29 tuổi, Thành phố Hồ Chí Minh). Tính đến nay, xưởng túi thời trang tái chế của chị Hằng đã cung cấp ra thị trường hơn 20.000 sản phẩm và thu về phản hồi tích cực.
Trên tinh thần thực hiện Quyết định số 957/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030, tỉnh Bình Thuận đã, đang xây dựng bờ kè biển. Tuy nhiên, quá trình xây dựng bờ kè biển đã tạo nhiều thông tin trái chiều.
Với mục tiêu năm 2025 trở thành khu du lịch biển đảo, huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) tập trung phát triển du lịch theo hướng phát triển xanh, có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Những năm qua, Cô Tô đã cho thấy sự đúng hướng trong tầm nhìn và những hành động cụ thể nhằm đặt nền móng bền vững cho sự phát triển để trở thành một trọng điểm du lịch trong quần thể Cát Bà-Hạ Long-Vân Đồn-Cô Tô-Móng Cái.
Theo đánh giá rác thải biển tiềm ẩn và gây ra nhiều rủi ro đến môi trường, hệ sinh thái, sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc giám sát rác thải biển vẫn đang là thách thức với hầu hết các nước trong khu vực và trên thế giới.
Là quốc gia biển, Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững kinh tế biển, qua đó, góp phần cùng các quốc gia trên thế giới bảo vệ môi trường, gìn giữ đại dương xanh và bền vững.
Ngày 5/6, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tiền Giang cho biết, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6, tuổi trẻ Bộ đội Biên phòng tỉnh Tiền Giang đã đồng loạt ra quân chiến dịch “Thanh niên tình nguyện hè” và thực hiện chiến dịch “Hãy làm sạch biển” năm 2024 tại khu vực đê biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang).
Để chuẩn bị triển khai Đề án phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Hà Nội đồng bộ từ năm 2026, từ tháng 6/2024, 23 phường, gồm phường Phạm Đình Hổ (quận Hai Bà Trưng), phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình), phường Phú Đô, Cầu Diễn (quận Nam Từ Liêm), phường Nam Đồng (quận Đống Đa) và 18 phường của quận Hoàn Kiếm thí điểm phân loại rác thải từ nguồn thải.
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chậm nhất đến ngày 31/12/2024, hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt; thực hiện giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang gấp rút hoàn thiện, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành, chỉ đạo các địa phương triển khai những quy định nêu trên.
Hiện nay, cùng với quá trình phát triển kinh tế, đô thị hóa, thói quen sinh hoạt, việc thiếu ý thức của một số người khiến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Bởi vậy, giải quyết vấn đề ô nhiễm, nhất là ô nhiễm chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại Hà Nội nói riêng và các đô thị nói chung là vấn đề cấp bách, đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội.