Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Ninh Thuận giám sát hàng hóa phục vụ dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 tại một cửa hàng tạp hóa trên địa bàn. (Ảnh Trần Khoa)

Tạo chuyển biến tích cực trong quản lý thị trường

Những năm qua, nhất là khi được kiện toàn hoạt động theo mô hình ngành dọc, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, song hành cùng hoạt động giao thương ngày càng được mở rộng và phát triển, tình trạng vi phạm trong hoạt động thương mại, nhất là trên môi trường thương mại điện tử còn gia tăng, đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với công tác quản lý.
Đội Quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn kiểm tra, thu giữ mỹ phẩm, chất tẩy rửa không có hóa đơn được rao bán qua mạng xã hội tại một số cơ sở kinh doanh ở huyện Cao Lộc. (Ảnh THÙY DUNG)

Chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu trong thương mại điện tử

Hiện nay, nạn hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại, xâm phạm bản quyền thương hiệu… của doanh nghiệp trên môi trường thương mại điện tử ngày càng diễn biến phức tạp. Thực trạng này đòi hỏi các doanh nghiệp cần tăng cường các biện pháp chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Biên bản ghi nhớ nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa Tổng cục Quản lý thị trường và SCHOTT AG trong công tác đấu tranh, phòng chống hàng giả và vi phạm sở hữu trí tuệ.

Tăng cường hiệu quả công tác phòng chống hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ

Theo Tổng cục Quản lý thị trường, năm 2022, lực lượng Quản lý thị trường trên cả nước đã xử lý 3.069 vụ việc vi phạm liên quan các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, với số tiền xử phạt vi phạm hành chính hơn 38 tỷ đồng. Riêng trong 3 tháng đầu năm 2023, đã xử lý 1.764 vụ vi phạm, với số tiền xử phạt vi phạm hành chính hơn 15,7 tỷ đồng.
Quang cảnh Hội nghị góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. (Ảnh: Kỳ Anh)

Sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ để phát triển và hội nhập

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng, qua 16 năm thi hành, Luật Sở hữu trí tuệ bộc lộ những bất cập, khó khăn, vướng mắc. Do đó, việc sửa đổi lần này là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.

TS Trần Lê Hồng, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ trao đổi tại hội thảo.

Doanh nghiệp khởi nghiệp chưa chú trọng tạo lập tài sản trí tuệ

Nhiều nhóm khởi nghiệp chỉ tập trung vào hình thành doanh nghiệp, kêu gọi vốn đầu tư, ít chú trọng đến việc tạo lập các tài sản trí tuệ mới, bảo hộ và khai thác các quyền sở hữu trí tuệ; hoặc có bảo hộ và khai thác nhưng chưa hiệu quả, gây không ít khó khăn cho hoạt động nghiên cứu sáng tạo, ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.