Hiện nay, cả nước có gần 1,2 triệu liệt sĩ nhưng nhiều gia đình chưa có một bức ảnh để thờ. Thời gian qua, nhiều cá nhân đã nhận phục dựng ảnh chân dung của các liệt sĩ để trao tặng cho thân nhân như một sự tri ân với những người đã hy sinh cho Tổ quốc. Trong số đó có Phùng Quang Trung và nhóm bạn trẻ có tên Skyline đã phục dựng hơn 6.000 bức ảnh chân dung liệt sĩ suốt bốn năm qua.
Dựa trên những nét đẹp văn hóa của tỉnh Quảng Nam, từng câu chuyện, hình ảnh được “cắt tỉa, mài giũa” để trở thành các thước phim sinh động hơn. Ở đó có sự chung tay của các cá nhân, đơn vị sản xuất nội dung, phim tài liệu. Với đạo diễn Ngô Hòa (Xứ Quảng Media), mỗi góc máy, từng lời bình trong phim tài liệu về quê hương cần mang đậm tinh thần sáng tạo do chính con người Quảng Nam tạo ra.
Lễ hội Kết bạn cộng đồng, một trong những hoạt động văn hóa truyền thống của các dân tộc anh em sinh sống từ cao nguyên Langbiang đến phía đông dãy núi Trường Sơn, hiện đứng trước nguy cơ mai một. Huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) đang nỗ lực phục dựng các lễ hội truyền thống, trong đó có Lễ hội Kết bạn cộng đồng của người X-tiêng, MơNông và người Mạ.
Ngày 17/9, Ủy ban nhân dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho biết, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam vừa xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam đối với 2 bộ xương cá Ông (cá Voi) được phục dựng, trưng bày tại Lăng Tân, huyện đảo Lý Sơn.
Trong kỳ họp thứ 46 diễn ra vào cuối tháng 7 vừa qua, UNESCO đã chính thức thông qua đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Ðây là minh chứng khẳng định hướng đi đúng đắn của Hà Nội nói riêng, của Việt Nam nói chung trong bảo tồn, phát huy giá trị khu di sản quý báu này.
Khoảng 5 năm trở lại đây, phong trào phục dựng và ứng dụng cổ phục Việt lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống, nghệ thuật biểu diễn cũng như du lịch di sản trên cả nước và được thế hệ trẻ đón nhận. Cổ phục không chỉ là thời trang mà còn trở thành trải nghiệm đưa nhiều nét đẹp trong văn hóa truyền thống đến gần hơn với đông đảo công chúng. Với đam mê và niềm tự hào, nhiều nhà thiết kế, nghệ nhân trẻ đang khởi nghiệp bằng việc tôn vinh vẻ đẹp và quảng bá trang phục dân tộc.
Ngày 22/12, tỉnh Ninh Bình phối hợp Tạp chí Cộng sản, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "Giải quyết mối quan hệ giữa phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế-xã hội: Nhìn từ quản trị vùng và địa phương".
Chiều 19/5, tại thành phố Chí Linh (Hải Dương) diễn ra hội thảo khoa học phương án bảo tồn, tôn tạo, phục dựng chùa Ngũ Đài, chùa Huyền Thiên nhằm làm sáng tỏ thêm những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của hai ngôi chùa cổ.
Sáng 28/4, tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo (xã Bình Minh, huyện Bù Đăng) diễn là lễ hội Mừng lúa mới của người S’tiêng. Đây là hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào S’tiêng nhằm tạ ơn thần linh đã mang đến mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; cầu cho năm mới mạnh khỏe, ấm no.
Sáng 29/8, UBND huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng tổ chức họp báo thông tin về Tuần lễ Văn hóa, thể thao, du lịch và Chợ Tình Phong Lưu huyện Bảo Lạc năm 2022.
Trong khuôn khổ Lễ khởi động Tháng Thanh niên năm 2021 và Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" xuân Tân Sửu, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tiến hành khởi công phục dựng ngôi nhà sàn của anh Kim Đồng tại xóm Nà Mạ (xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng).
Ngày 22-10, tại Hà Nội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cùng với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam đã tổ chức đồng thời hai hội thảo khoa học: “Nghiên cứu phục dựng Lễ hội Gia Miếu - Triệu Tường tại xã Hà Long, huyện Hà Trung” và “Phục dựng, xây dựng mới Lễ hội Phủ Trịnh ở xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa”