“Chuyến bay màu hồng - HeForShe” cùng thông điệp của Vietnam Airlines về sự đa dạng và bình đẳng giới. (Ảnh: VNA)

Nhận thức về bình đẳng giới của cán bộ, nhân dân ngày càng chuyển biến tích cực

Sau 17 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới, hệ thống pháp luật về bình đẳng giới của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, đồng bộ, phù hợp thực tiễn và xu thế hội nhập quốc tế. Đồng thời, công tác lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quan tâm nhiều hơn. Nhận thức về bình đẳng giới trong cán bộ, nhân dân ngày càng chuyển biến tích cực.
Trong 9 tháng của năm 2024, toàn tỉnh Long An có có 9.036 lao động nữ hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, trong đó 2.929 lao động nữ trên 40 tuổi.

Xây dựng người phụ nữ Long An tự tin-tự trọng-khát vọng vươn lên

Ngày 1/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An tổ chức chương trình gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với phụ nữ Long An năm 2024 với chủ đề "Thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh".
Nhiều người nổi tiếng đã có mặt trong khu vườn tràn đầy sắc cam tại Hà Nội để chia sẻ quan điểm của mình về chương trình.

Những con số báo động về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em

Hiện nay, trên thế giới có gần một phần ba phụ nữ đã từng bị bạo lực thể xác và hoặc tình dục. Ước tính có tới 10 triệu trẻ em là nạn nhân của nạn bóc lột tình dục. Cũng theo nghiên cứu quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2019, ở Việt Nam, vấn nạn này vẫn còn ẩn giấu trong xã hội vì hơn 90% nạn nhân không tìm kiếm sự giúp đỡ từ chính quyền, một nửa trong số họ chưa bao giờ kể cho ai biết về việc mình từng bị bạo lực.
Đông đảo chuyên gia, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể tới dự Hội thảo.

Xây dựng chính sách về phụ nữ dựa trên các phân tích khoa học

Ngày 22/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Công tác phụ nữ và hoạt động Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027: Cơ hội và thách thức”. Các đại biểu đã tập trung thảo luận sâu về những vấn đề liên quan đến công tác phụ nữ trong bối cảnh mới, từ đó đề xuất các giải pháp phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong thời đại 4.0.
Ban Tổ chức triển khai nội dung chiến dịch truyền thông dự án 8: “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”.

Chiến dịch truyền thông vận động thanh niên dân tộc thiểu số tiên phong thay đổi định kiến giới vì khát vọng phát triển

Thông qua chiến dịch truyền thông nhằm lan tỏa những kinh nghiệm hay, giải pháp tốt góp phần nâng cao nhận thức, phát huy hơn nữa vai trò, tiếng nói và sự tham gia của thanh niên, sinh viên dân tộc thiểu số trong các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”… Đồng thời, xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới và những tập tục còn lạc hậu trong đồng bào các dân tộc thiểu số; tăng cường hơn nữa sự tham gia của thanh niên dân tộc thiểu số vào các lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội…
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại điểm cầu Hà Nội. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Khẳng định mạnh mẽ vai trò và đóng góp của phụ nữ trong thúc đẩy nền kinh tế chăm sóc và tự cường

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone, sáng 23/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu trực tuyến tại Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo nữ ASEAN lần thứ 3 với chủ đề “Thúc đẩy nền kinh tế chăm sóc và khả năng tự cường hướng tới Cộng đồng ASEAN sau năm 2025”.
Một phụ nữ và trẻ em gái đi bộ trên một con phố ở Kabul, Afghanistan ngày 9/11/2022. (Ảnh: Reuters)

Tương lai mịt mù của Afghanistan

Tháng 8/2024 đánh dấu ba năm kể từ khi lực lượng Taliban nắm quyền điều hành đất nước Afghanistan và Mỹ hoàn tất việc rút quân khỏi quốc gia Nam Á, kết thúc một trong những cuộc chiến tại nước ngoài dài nhất trong lịch sử Xứ Cờ hoa. Nhìn lại chặng đường ba năm qua, bức tranh kinh tế-xã hội của Afghanistan luôn phủ gam màu u ám.
Phụ nữ Việt Nam đã và đang đóng một vai trò không thể thiếu trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn.

Tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia đóng góp vào sự phát triển của ngành nông nghiệp

Phụ nữ Việt Nam đã và đang đóng một vai trò không thể thiếu trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Với tinh thần kiên cường và sáng tạo, họ đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình đó, phụ nữ cũng đối mặt với nhiều thách thức và rào cản, từ vấn đề bình đẳng giới đến tiếp cận nguồn lực và cơ hội phát triển.
Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn tập huấn hướng dẫn thành lập và vận hành Tổ truyền thông cộng đồng. (Ảnh: THANH LOAN)

Tạo điều kiện cho phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia các lĩnh vực của đời sống xã hội

Với những chính sách và hành động cụ thể, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong thúc đẩy bình đẳng giới và bảo đảm quyền của phụ nữ dân tộc thiểu số, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Giao lưu với gương phụ nữ điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Biểu dương 66 tập thể, cá nhân phụ nữ trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Ngoài 31 tập thể, 35 cá nhân điển hình tiên tiến được tôn vinh tại hội nghị, còn nhiều tấm gương phụ nữ tiêu biểu đang thầm lặng cống hiến tài năng, trí tuệ, nhiệt huyết, tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Biểu diễn dân vũ hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới năm2023. (Ảnh: MINH THÚY)

Chung tay phòng, chống bạo lực gia đình dưới nhiều hình thức

Bạo lực gia đình vẫn luôn là vấn đề nhức nhối và nan giải trong xã hội, gây nên những tổn thương cả về thể chất và tinh thần đối với người bị bạo lực cũng như các thành viên khác trong gia đình. Vấn đề này còn ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội, làm giảm tiến độ thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
Lễ ra mắt mô hình trồng dưa Kim Hồng Ngọc của bà Trần Thị Liễu.

Thành công nhờ khởi nghiệp trồng dưa Kim Hồng Ngọc trên đất lúa

Nhận thấy trồng lúa không mang lại hiệu quả kinh tế cao, bà Trần Thị Liễu (xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) đã nghiên cứu để trồng dưa Kim Hồng Ngọc trên đất lúa. Sau hơn một năm thử nghiệm, thành quả mang lại hơn cả sự mong đợi, gia đình bà Liễu thu được lợi nhuận cao, bắt đầu tính đến việc mở rộng quy mô sản xuất, phát triển kinh tế. 
Các cấp Hội Phụ nữ đang tích cực xây dựng, giữ gìn hình ảnh phụ nữ Thủ đô văn minh, thanh lịch.

Xây dựng văn hóa ứng xử bằng những hành động thiết thực

Những năm gần đây, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Hà Nội đã có nhiều sáng tạo, đổi mới trong hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử. Những mô hình mới như: Xây dựng Di tích lịch sử văn hóa kiểu mẫu trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng; xây dựng Chợ văn minh, an toàn, hiệu quả... được triển khai bài bản, hiệu quả tại các địa phương.
Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam kiểm tra Dự án 8 tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên).

Cần giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em ở Thái Nguyên

Triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhiều chỉ tiêu ở Thái Nguyên đã thực hiện đạt và vượt đến năm 2025. Tuy nhiên, đến nay, có nhiều mô hình không được duy trì, 4 nội dung chưa được triển khai nên có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án.
Các đại biểu và cán bộ, hội viên phụ nữ tại Lễ mít-tinh.

Nâng cao nhận thức của phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường

Nhiều năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương tổ chức nhiều hoạt động phong phú, sâu rộng để vận động hội viên, phụ nữ chủ động, tích cực tham gia bảo vệ môi trường hiệu quả, đặc biệt thông qua cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” ...
Quang cảnh buổi hội thảo.

Hỗ trợ hội viên, phụ nữ tham gia quá trình chuyển đổi số

Chiến lược phát triển Tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định “lấy việc ứng dụng công nghệ làm cơ sở, điều kiện, tiền đề để Hội đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động”; Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII xác định khâu đột phá: “Đổi mới phương thức hoạt động Hội, trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin”.