Ngày 22/11, tại thành phố Hòa Bình, Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội nghị "Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt năm 2024".
Tình hình thiên tai, nhất là sạt lở, dông lốc, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long ngày càng diễn biến phức tạp. Các cấp, các ngành, chính quyền địa phương ở Vĩnh Long đã thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, tích cực, chủ động phòng, chống thiên tai bằng nhiều giải pháp, cho nên đã giảm bớt thiệt hại, giúp người dân ổn định cuộc sống, yên tâm sản xuất…
Vượt qua 9 thí sinh tại vòng chung kết, em bé Đinh Gia Hân đến từ tỉnh Thái Bình, thí sinh nhỏ tuổi nhất Cuộc thi “Hùng biện tiếng Anh cho trẻ em về phòng, chống thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu 2024” đã xuất sắc giành giải Nhất và trở thành đại diện thế hệ trẻ Việt Nam chia sẻ quan điểm trước các quốc gia khác tại “Diễn đàn châu Á về giảm nhẹ rủi ro thiên tai”, dự kiến được tổ chức trong tháng 12/2024.
Thiên tai luôn là yếu tố đe dọa lớn nhất đối với nền nông nghiệp. Ở nước ta, bão lũ, mưa lớn và các hiện tượng thời tiết cực đoan mỗi năm gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng, khiến hàng nghìn héc-ta đất canh tác, mô hình nuôi trồng, cơ sở sản xuất của nông dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bão số 6 (tên quốc tế là Trami) đang hoạt động trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông có cường độ mạnh (sức gió mạnh cấp 10, giật cấp 12 và dự báo còn tiếp tục mạnh lên cấp 11-12, giật cấp 14-15), hướng di chuyển còn diễn biến phức tạp, có khả năng ảnh hưởng đến các tỉnh khu vực Trung Bộ, đe dọa trực tiếp đến an toàn các tuyến đê, kè biển, cửa sông ven biển.
Sáng 23/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra Quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai sạt lở bờ biển đoạn giáp ranh giữa xã Phú Thuận, huyện Phú Vang và phường Thuận An, thành phố Huế.
Ngày 2/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang quyết định công bố tình huống khẩn cấp các sự cố sạt lở đất tại: Khu Dốc Chợ, thôn Lầm, xã Trường Sơn (huyện Lục Nam); núi Bục, thôn Chay, xã Phì Điền (huyện Lục Ngạn); khu vực đèo Vá, thôn Vá, xã An Bá; các thôn: Tuấn An, Tuấn Sơn, Nam Bồng, Linh Phú thuộc xã Tuấn Đạo và tổ dân phố số 1, thị trấn An Châu (huyện Sơn Động).
Ngày 24/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công điện số 7158/CĐ-BNN-ĐĐ yêu cầu Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình đóng cửa xả đáy còn lại hồ thủy điện Hòa Bình vào hồi 12 giờ trưa nay. Đồng thời đề nghị UBND các tỉnh, thành phố ở khu vực Bắc Bộ bảo đảm an toàn vùng hạ du khi vận hành hồ thủy điện Hòa Bình.
Chiều 22/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Công điện số 7105 CĐ/BNN-ĐĐ yêu cầu Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình tiếp tục mở cửa xả đáy hồ Thủy điện Hòa Bình; đồng thời đề nghị UBND các tỉnh, thành phố Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình bảo đảm an toàn vùng hạ du.
Mặc dù mưa lũ đã tạm lắng, nhưng tại tuyến đê bối nằm gần sông Hồng thuộc xã Nam Hải (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) đã xảy ra sự cố sạt lở khá nghiêm trọng.
Từ ngày 14/9, chương trình “An toàn cho con” bắt đầu phát sóng chùm phim đặc biệt gồm 10 tập về chủ đề phòng, chống thiên tai trên kênh VTV3. Đây là series phim hoạt hình nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức và trang bị các kỹ năng bảo đảm an toàn cho trẻ em.
Trưa 13/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Ninh vừa ra công điện thông báo rút lệnh báo động số 3 trên triền sông Thái Bình và rút lệnh báo động số 2 trên triền sông Đuống.
Trong tình hình cơn bão số 3 và lũ lụt, nhiều người do chưa ý thức hết trách nhiệm và hậu quả của việc đăng, phát những thông tin không đúng sự thật của mình trên mạng xã hội dẫn đến gây bất an, hoang mang dư luận. Trước thực trạng trên, các cơ quan chức năng đã tiến hành xử lý nghiêm những trường hợp đã đăng tải, chia sẻ những thông tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng về tình hình mưa, lũ cũng như công tác phòng chống lụt bão và cứu nạn, cứu hộ trong những ngày vừa qua.
Ngày 11/9, Thường trực Huyện ủy Thanh Oai (Hà Nội) đã đến thăm hỏi, động viên, tặng quà các lực lượng tham gia ứng trực tại khu vực ngập lụt và các đơn vị phòng, chống thiên tai trên địa bàn huyện.
Công an huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 công dân trên địa bàn về hành vi không chấp hành sự chỉ đạo, chỉ huy phòng chống thiên tai của cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong lĩnh vực phòng chống thiên tai, thủy lợi, đê điều.
Do ảnh hưởng hoàn lưu của bão số 3, mưa to kéo dài, kết hợp lũ trên thượng nguồn đổ về gây lũ lớn trên sông Ba Chẽ, đỉnh nước tương đương với trận lũ năm 2008; chia cắt cục bộ nhiều cụm dân cư, làm ngập lụt 835 hộ dân trên địa bàn thị trấn Ba Chẽ và các xã lân cận và gây thiệt hại khoảng 150ha hoa màu trên địa bàn toàn huyện.
Trong đêm 9 và cả ngày 10/9, do ảnh hưởng bởi hoàn lưu bão số 3, trên địa bàn tỉnh Nam Định mưa lớn kéo dài với lượng mưa đo được (từ 22 giờ ngày 9 đến 7 giờ ngày 10/9) là khoảng 270mm. Mưa lớn kéo dài cùng với các hồ thủy điện xả lũ đã làm mực nước trên các sông dâng cao.
Bật tính năng SOS hỗ trợ khẩn cấp người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3, Zalo ghi nhận số người cần kết nối hỗ trợ trong 2 ngày 7 và 8/9 đã lên tới 35.000 người, cùng khoảng 17.000 người liên hệ khẩn cấp.
Trong những ngày qua, 579 đội hình “Thanh niên tình nguyện xung kích” thuộc 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội đã ra quân, phối hợp các lực lượng chức năng thực hiện công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3.
Chia sẻ với báo chí tối 9/9, ông Hoàng Văn Đại, Phó Giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Các sông nhỏ ở khu vực miền núi phía bắc đang ở mức báo động 2 và báo động 3. Đây là mức báo động cao, cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất trong đêm nay và ngày mai 10/9.
Theo báo cáo nhanh của Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tính đến 17 giờ ngày 9/9 đã có 71 người chết và mất tích do bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra.
Mưa bão gây thiệt hại 3.103 ngôi nhà. Đặc biệt, từ 18 giờ 30 phút ngày 8/9 tại thành phố Yên Bái, nước sông Hồng dâng cao trên báo động 3 đã gây ngập úng lớn, chia cắt nhiều thôn, tổ, hộ gia đình, trong đó 2.400 hộ bị ảnh hưởng đã phải di dời tạm thời để bảo đảm an toàn.
Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân Đội (Viettel) đã tăng cường ứng dụng công nghệ, giúp phát hiện và điều hành củng cố kịp thời các vấn đề của mạng lưới thông tin liên lạc phục vụ người dân trong bão Yagi.
Mọi hoạt động khai thác bay tại Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn được tạm dừng, 100% nhân sự túc trực ứng phó với các diễn biến phức tạp của siêu bão Yagi. Để ứng phó với bão, sân bay Vân Đồn dừng tiếp thu tàu bay từ 4-16 giờ ngày 7/9.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị các đơn vị khẩn trương triển khai công tác phòng chống, ứng phó bão số 3 (Yagi), sẵn sàng phương án tổng thể với các tình huống giả định xấu nhất để đối phó với bão, trong đó chuẩn bị về nhân lực, vật lực, hậu cần để sẵn sàng ứng phó.
Chiều 4/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Công điện số 6509/CĐ-BNN-ĐĐ yêu cầu Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình mở 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình và Giám đốc Công ty thủy điện Tuyên Quang mở cửa xả đáy thứ 2 hồ thủy điện Tuyên Quang.