Du khách tham quan Khu du lịch sinh thái Thung Nham (Ninh Bình).

Nâng cao hiệu quả công tác thống kê, chất lượng dự báo cho du lịch

Chất lượng dự báo có tốt thì việc hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển mới có tính khả thi cao. Trong công tác dự báo, thống kê là một trong những công cụ quan trọng nhất, bởi nó cung cấp các thông tin, dữ kiện cần thiết để làm cơ sở cho hoạch định chính sách phát triển, đồng thời cũng là thước đo để đánh giá năng lực, hiệu quả thực thi.
Phục dựng không gian văn hóa của đồng bào dân tộc S’Tiêng huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. (Ảnh BPTV)

Hiện thực hóa mục tiêu du lịch xanh, thân thiện

Tỉnh Bình Phước mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 82 của Chính phủ về “Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững” trên địa bàn. Kế hoạch nhằm mục tiêu xây dựng Bình Phước trở thành điểm đến hấp dẫn của vùng Đông Nam Bộ và đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch bền vững.
Khách du lịch đạp xe dã ngoại trong Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Ðồng Nai. (Ảnh HỒNG ÐẠT)

Thay đổi tư duy trong phát triển du lịch

Du lịch được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Du khách tham quan Khu du lịch sinh thái Thung Nham, tỉnh Ninh Bình.

Vai trò định hướng, dẫn dắt của công tác quản lý nhà nước về du lịch

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn được xác định là định hướng chiến lược quan trọng của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ðể thực hiện, không thể thiếu vai trò của công tác quản lý nhà nước về du lịch trong việc tạo ra những tác động tích cực, bảo đảm môi trường pháp lý lành mạnh, giúp du lịch phát triển hiệu quả, bền vững.
Du khách tham quan, trải nghiệm tại khu du lịch Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. (Ảnh: LÊ LAN)

Bài 2: Cần những giải pháp đột phá

Tiếp nối thành công của kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2024, các địa phương đang khẩn trương xây dựng các chương trình, sản phẩm du lịch mới để thu hút khách trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn, đồng thời đẩy mạnh thực hiện các giải pháp mang tính đột phá để khắc phục những hạn chế, bất cập, phát triển du lịch nhanh và bền vững.
Cù Lao Dung phát triển nông nghiệp chất lượng cao gắn với du lịch.

Cù Lao Dung - vùng đất vươn ra biển Đông

Cù Lao Dung là dải cù lao ở cuối nguồn sông Hậu, nơi có ba cửa sông Ðịnh An, Bassac (Ba Thắc) và Trần Ðề. Ðây là vùng đất giàu truyền thống cách mạng của tỉnh Sóc Trăng. Nằm giữa sông lại giáp biển, có hệ sinh thái đa dạng và sở hữu nhiều di sản văn hóa, Cù Lao Dung hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để vươn mình phát triển.
Du khách tham gia hoạt động nhặt rác trên bãi biển do khu nghỉ dưỡng Six Senses Ninh Van Bay tổ chức. (Ảnh UYÊN NGUYỄN)

Xanh hóa bản đồ du lịch Việt Nam

Du lịch phát triển, thách thức đối với khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường càng lớn, thì yêu cầu tăng trưởng xanh, bền vững càng cần đặt lên hàng đầu. Đây không chỉ là đòi hỏi tất yếu đối với sự phát triển nội tại du lịch, mà còn là xu hướng và định hướng phát triển của ngành kinh tế xanh Việt Nam.
Đông đảo cán bộ, nhân dân và du khách tham dự lễ chào cờ và tham quan thắng cảnh quốc gia Bãi Môn-Mũi Điện.

Phú Yên thu hút 3,1 triệu khách du lịch, doanh thu tăng gần 70% so cùng kỳ

Ngày 1/1, tại danh thắng quốc gia Bãi Môn-Mũi Điện (điểm cực Đông, nơi đón ánh sáng mặt trời đầu tiên trên đất liền của Việt Nam), tỉnh Phú Yên tổ chức trang trọng Lễ chào cờ đầu năm mới 2024. Tham gia lễ chào cờ có hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, nhân dân và khách du lịch trong và ngoài nước.
Thứ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Phoxay Khaykhamphithoune thăm và làm việc tại Ninh Bình. (Ảnh: Đức Phương)

Ninh Bình tăng cường giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển du lịch

Ngày 27/12, tại Ninh Bình, Thứ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Trưởng Đoàn đại biểu biên giới Lào-Việt Nam Phoxay Khaykhamphithoune cùng đoàn đại biểu một số bộ ngành và địa phương nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Ninh Bình.
Toàn cảnh hội thảo.

Cải thiện hiệu quả quản lý trong lĩnh vực du lịch

Ngày 21/12, tại Hà Nội, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam tổ chức Hội thảo triển khai công tác quản lý nhà nước về du lịch, với sự tham dự của đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch các tỉnh, thành phố; Hiệp hội Du lịch các tỉnh, thành phố; các doanh nghiệp du lịch; các cơ sở đào tạo du lịch.
Trưng bày di sản văn hóa phi vật thể được Unesco công nhận

Trưng bày di sản văn hóa phi vật thể được Unesco công nhận

Triển khai nhiệm vụ thuộc Dự án 6 Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 và hưởng ứng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) tổ chức Lễ khai mạc “Chương trình giới thiệu, trưng bày di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm, Hà Nội.
Toàn cảnh hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 17 (khóa 22). (Ảnh: Trường Giang)

Ninh Bình: Từng bước định hình nền tảng cơ bản trong phát triển kinh tế-xã hội

Ngày 30/11, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Hội nghị lần thứ 17 (khóa 22) nhằm thảo luận, đánh giá kết quả trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2023, xác định phương hướng và thống nhất các nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm cho năm 2024.
Ðội múa sư tử của xã Hải Yến, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) biểu diễn trong ngày hội Lồng Tồng.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản múa sư tử

Năm 2017, múa sư tử của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng... tỉnh Lạng Sơn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Từ đó đến nay, công tác bảo tồn luôn được các cấp, ngành và nhiều người dân ở các địa phương trong tỉnh quan tâm, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị di sản.
Hát then, đàn tính được trình diễn tại nhiều sự kiện trong tỉnh Cao Bằng.

Để tiếng then, đàn tính mãi ngân xa

Theo một số nguồn tư liệu, tại Cao Bằng, hát then và đàn tính đã có từ lâu đời. Ðến thế kỷ 15 và 16, khi nhà Mạc lên Cao Bằng, thì hát then và đàn tính đã được đưa vào cung đình, biểu diễn cho vua chúa và quan lại nghe xem. Chính vì thế, hát then và đàn tính ở tỉnh Cao Bằng đã có lịch sử lâu đời với những nét độc đáo riêng.
Một cây chè Shan tuyết cổ thụ được bảo tồn.

“Hợp tác xã đồng bào” trên đỉnh mù sương

Ở Suối Giàng, huyện Văn Chấn (Yên Bái), chị Lâm Thị Kim Thoa đã hướng dẫn đồng bào chăm sóc giữ gìn diện tích chè Shan tuyết cổ thụ, giữ vững vùng nguyên liệu sạch, thu hái chè đúng tiêu chuẩn, chất lượng, chế biến sản phẩm bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm. Ðồng thời chị chủ động liên kết, mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh để bảo đảm đầu ra ổn định, tăng thu nhập hằng năm cho các thành viên và người dân.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng cùng các ngành chức năng và huyện Cát Hải kiểm tra thực địa các khu đất phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn.

Hải Phòng tập trung giải quyết tồn tại về đất đai phục vụ phát triển du lịch Cát Bà

Quần đảo Cát Bà (huyện Cát Hải) được thành phố Hải Phòng xác định là 1 trọng điểm phát triển du lịch của thành phố và đất nước. Thành phố Hải Phòng đang tập trung tháo gỡ những khó khăn, nhất là những vướng mắc trong quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên đảo để tạo cơ hội cho các dự án du lịch đầu tư và phát triển.
Đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) phát biểu ý kiến ở hội trường chiều 3/11. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Đại biểu Quốc hội đề xuất Nhà nước thu hồi đất xây dựng hạ tầng phát triển du lịch

Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ cho rằng cần thiết phải đưa vấn đề thu hồi đất để phát triển du lịch vào trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) để bảo đảm đồng bộ với Luật Du lịch và thực hiện đúng tinh thần của Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Điểm đến đồi mâm xôi thuộc danh thắng ruộng bậc thang Mù Cang Chải (Yên Bái) luôn hấp dẫn du khách mùa lúa chín. (Ảnh: Sơn Giang)

Xây dựng đời sống văn hóa gắn với phát triển kinh tế du lịch vùng cao Mù Cang Chải

NDO - Mù Cang Chải là một trong những huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh Yên Bái. Sau 66 năm thành lập (năm 1957) được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, với các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số định canh, định cư, giao đất giao rừng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất... đến nay, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã có nhiều đổi thay. Mù Cang Chải đang phấn đấu trở thành huyện du lịch - là điểm đến “Bản sắc-An toàn-Thân thiện”.
Quang cảnh hội thảo.

Phát triển kết cấu hạ tầng để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Các dự án phát triển du lịch đã được đưa vào diện Nhà nước thu hồi đất trong Luật Đất đai 2003; Nghị định 84/2007/NĐ-CP cũng đã luật hóa du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và đủ điều kiện được Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, đến Luật Đất đai năm 2013, quy định này bị loại bỏ khiến việc triển khai các dự án du lịch trọng điểm gặp ách tắc.