Hội thảo diễn ra tại không gian cổ kính của Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. (Ảnh: KHIẾU MINH)

Chia sẻ kinh nghiệm gìn giữ và phát triển bền vững di sản văn hóa sống

Với chủ đề “Di sản văn hóa sống và phát triển bền vững: Từ cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm", Hội thảo do Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Hội đồng Anh phối hợp tổ chức đã thu hút sự chú ý của không chỉ giới chuyên môn, những người hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn di sản, mà còn của cả các cộng đồng sở hữu, giữ gìn và thực hành di sản ở nhiều nơi.
Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Hoàng thành Thăng Long

Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Hoàng thành Thăng Long

Theo dòng chảy lịch sử hàng nghìn năm, Thăng Long được xác nhận là kinh đô của nhiều vương triều quân chủ Việt Nam. Mỗi vương triều sở hữu hàng trăm cung điện lộng lẫy phô bày sức mạnh và sự phồn thịnh. Song, do binh lửa chiến tranh và thời gian, diện mạo kinh đô xưa chỉ còn sót lại một số dấu tích trên mặt đất như thành bậc chạm rồng đá thời Lê sơ của điện Kính Thiên (thế kỷ 15), tòa Đoan Môn (thế kỷ 17-18), di tích Hậu Lâu, Kỳ Đài, Bắc Môn (thế kỷ 19, 20)…
Khôi phục Lễ dựng cây nêu tại Hoàng thành Thăng Long.

Phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long

Sau 12 năm được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long. Song việc mỗi năm chỉ đón vài trăm nghìn lượt khách tham quan vẫn là con số quá thấp đối với di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô. Do đó, thành phố còn nhiều việc phải làm nhằm gìn giữ, góp phần lan tỏa những giá trị quý báu của Hoàng thành Thăng Long để thật sự xứng tầm di sản thế giới.
Các nhà khoa học khảo sát hố khai quật khảo cổ tại Hoàng thành Thăng Long.

Bảo tồn bền vững di sản Hoàng thành Thăng Long

Năm 2002, khi chuẩn bị xây dựng Nhà Quốc hội mới, giới khoa học đã ngỡ ngàng khi hàng triệu hiện vật khảo cổ thuộc khu di sản Hoàng thành Thăng Long phát lộ. Phát hiện này mở ra một chương mới trong nhận thức về giá trị Hoàng thành Thăng Long, đi cùng với đó là các biện pháp nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị. Sau 20 năm kể từ ngày được phát hiện, Hà Nội cũng như cả nước đúc rút được nhiều kinh nghiệm quý trong bảo tồn, phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long, cũng như phương hướng bảo tồn lâu dài di sản này.
Tái hiện các nghi lễ cung đình tại Hoàng thành Thăng Long.

Hà Nội xây dựng phương án khôi phục các cung điện tại Hoàng thành Thăng Long

Nhân kỷ niệm 50 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (16/11/1972), 20 năm nghiên cứu, khai quật, phát lộ Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội (2002-2022), ngày 8/9, Ủy ban nhân dân TP Hà Nội phối hợp Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng Thành Thăng Long-Hà Nội”.
Khách du lịch được "thị vệ hoàng cung" và "cung nữ" hướng dẫn khám phá Hoàng thành.

Hoàng thành Thăng Long mới lạ trong tua du lịch đêm

Vừa mới ra mắt được ít ngày, tua du lịch đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” nhận được sự quan tâm của đông đảo khách hàng. Không gian của Hoàng thành lung linh, huyền bí hơn trong màn đêm, cùng sự xuất hiện của những “thị vệ hoàng cung”, những “cung nữ” do các bạn trẻ nhập vai, kèm theo những câu đố hấp dẫn dành cho khách tham quan đã tạo nên sức hút mới.

Nghi lễ dựng cây nêu ở Hoàng thành.

Dựng cây nêu đón Tết ở Hoàng thành Thăng Long

Để tiễn năm cũ qua đón năm mới Nhâm Dần sắp đến, ngày 22/1 (tức 20 tháng Chạp), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội tổ chức tái hiện một số nghi lễ cung đình xưa trong đón Tết, gồm: lễ phong ấn (gói ấn lại), tiến lịch (dâng lịch lên vua), lễ cúng Táo quân, thả cá chép và lễ dựng cây nêu. Trong đó, được nhiều người chú ý nhất là lễ dựng cây nêu tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long.

Tái hiện nghi thức Tiến lịch-Ban lịch, một nghi thức cung đình xưa nhân dịp đón xuân.

Hoàng thành Thăng Long tái hiện nghi lễ cung đình đầu xuân

Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, ngày 19/1, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội tổ chức chương trình Tết Việt 2022 với chủ đề “Tiến lịch đón xuân sang” theo hình thức trực tuyến. Tâm điểm của chương trình là tái hiện nghi thức dâng lịch tiến vua thời xa xưa và các trưng bày diễn giải về quy trình làm lịch, ban hành lịch của triều đình nhà Lê.

Hoàng thành Thăng Long tổ chức Tết Trung thu trực tuyến.

Hoàng thành Thăng Long tổ chức Tết Trung thu trực tuyến

Tết Trung thu diễn ra vào ngày Rằm tháng 8 (âm lịch) hàng năm còn gọi là Tết trông trăng. Năm nay, trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 diễn ra khá phức tạp, thông qua hình thức trực tuyến, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội mong muốn truyền tải đến du khách những ý nghĩa quan trọng của ngày Tết Trung thu.

Công bố kết quả khảo cổ Khu di sản Hoàng thành Thăng Long.

Hà Nội tìm giải pháp phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long, thành cổ Cổ Loa

Ngày 15-6, Ban Chỉ đạo triển khai dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di sản Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa đã họp bàn triển khai các biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long và thành cổ Cổ Loa. Đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.

“Lầu son gác tía” Hoàng thành Thăng Long 1000 năm trước qua hình ảnh 3D

“Lầu son gác tía” Hoàng thành Thăng Long 1000 năm trước qua hình ảnh 3D

Lần đầu tiên hình ảnh về kiến trúc cung điện thời Lý sau hơn 1.000 năm được tái hiện, giúp hình dung rõ ràng hơn, cảm nhận sâu hơn về vẻ đẹp tráng lệ của kiến trúc trong Hoàng cung Thăng Long xưa. Công chúng được thấy hình ảnh 3D phỏng dựng 64 công trình kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long.
Các nhà khoa học thảo luận về những hiện vật khảo cổ tại Hoàng thành Thăng Long.

Bảo tồn, phát huy giá trị của Hoàng thành Thăng Long

Ðợt khai quật mới đây được thực hiện bởi Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) lại phát hiện thêm nhiều phế tích kiến trúc, hiện vật quan trọng trong Hoàng thành Thăng Long. Những hiện vật tiếp tục minh chứng cho lịch sử lâu đời, giá trị văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật… của Hoàng thành Thăng Long. Song nhiều nhà khoa học cho rằng, cần đổi mới nhận thức, cách làm, hướng đến mục tiêu chính trong bảo tồn, phát huy giá trị của Hoàng thành.

Học sinh Hà Nội tham gia hoạt động giáo dục di sản tại Hoàng thành Thăng Long.

Tháo gỡ vướng mắc trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 2010. Ðể bảo tồn, phát huy giá trị của di sản quý giá này, TP Hà Nội đã có nhiều hoạt động nghiên cứu, bảo tồn, quảng bá, khai thác du lịch… Tuy nhiên, đến nay, công tác quản lý Hoàng thành Thăng Long vẫn còn những bất cập, tiến độ triển khai nhiều dự án còn chậm hoặc chưa thể triển khai… Ðiều đó đang khiến giá trị của Hoàng thành Thăng Long chưa được khai thác, phát huy đúng tầm.

Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long: Dấu ấn 10 năm

Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long: Dấu ấn 10 năm

Đã tròn 10 năm khu Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới nhờ những giá trị nổi bật toàn cầu. Mười năm qua công tác bảo tồn phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long đã để lại nhiều dấu ấn với cách làm bài bản nhờ vậy di sản này luôn là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong nước và quốc tế.
Trình diễn nghệ thuật pha trà và giới thiệu các nét văn hóa trong Tết Đoan Ngọ ở Hoàng thành Thăng Long.

Tái hiện Tết Đoan Ngọ xưa tại Hoàng thành Thăng Long

NDĐT - Sáng 25-6, tức Tết Đoan Ngọ (5-5 âm lịch), tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (phố Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội tổ chức tái hiện các phong tục của Tết Đoan Ngọ (còn gọi là Đoan Dương) xưa. Chương trình năm nay có chủ đề “Hương sắc thảo mộc Đoan Dương”.

Công trường khai quật khảo cổ tại Hoàng thành Thăng Long.

Sáng rõ thêm giá trị Hoàng thành Thăng Long

Mặc dù đã được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa thế giới từ năm 2010, nhưng rất nhiều bí ẩn của Hoàng thành Thăng Long còn nằm trong lòng đất. Các cuộc khảo cổ liên tục được tiến hành trong những năm qua, sau mỗi năm lại có thêm những “mảnh ghép” nhỏ để chúng ta hình dung rõ hơn về không gian, kiến trúc, cảnh quan và những giá trị văn hóa, lịch sử đặc biệt của Hoàng thành Thăng Long. Đợt khảo cổ năm 2019 vừa qua đã cho các nhà khoa học một “mảnh ghép” đặc biệt.

Hiện trường hố khai quật khảo cổ học năm 2019 ở Trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

Tiếp tục phát hiện nhiều lớp di tích kiến trúc ở Khu di sản Hoàng thành Thăng Long

NDĐT - Năm 2019, theo khuyến nghị tiếp tục khai quật nghiên cứu của UNESCO, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp Viện Khảo cổ học tiếp tục thực hiện nhiều hố khai quật nghiên cứu. Các nhà khoa học đã phát hiện thêm nhiều lớp dấu vết kiến trúc thuộc các giai đoạn lịch sử khác nhau của Thăng Long – Hà Nội.

Kính cáo trời đất ở sân điện Kinh Thiên (Hoàng thành Thăng Long).

Nhớ Tết Hoàng thành Thăng Long xưa

NDĐT - Trong cung đình Thăng Long xưa, ngày Tết linh thiêng và trang nghiêm. Tết Hoàng thành xưa nghiêm cẩn trong cung cấm mấy ai được biết. Nhưng nay hậu thế có thể phần nào mường tượng Tết xưa được phục dựng theo tư liệu điển lễ tại chính nơi đã từng diễn ra trong Khu Di sản Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.

Phát lộ nhiều dấu tích tại Hoàng thành Thăng Long

Phát lộ nhiều dấu tích tại Hoàng thành Thăng Long

Nhằm nghiên cứu làm sáng rõ hơn về vị trí, quy mô cấu trúc và giá trị của Khu di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long, năm 2018, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp Viện Khảo cổ học Việt Nam khai quật khoảng 1.000 m2 tại khu vực phía đông bắc nền điện Kính Thiên. Đây là khu vực khai quật sâu nhất từ trước đến nay, với hố đào sâu tới hơn bảy mét, phát lộ nhiều lớp di tích của các thời kỳ văn hóa. Cuộc khai quật cũng tìm thấy nhiều dấu tích, hiện vật khác nhau, gồm đồ đất nung, đồ gốm, đồ kim loại và cấu kiện gỗ...

Dấu tích đường nước (hào, hồ), một trong những phát hiện mới quan trọng của cuộc khai quật.

Cần có nghiên cứu tổng thể và kết nối trong khai quật Hoàng thành Thăng Long

NDĐT - Cuộc báo cáo kết quả nghiên cứu khai quật khảo cổ tại Hoàng thành Thăng Long cho thấy đã có thêm những phát hiện mới góp phần “giải mã” cung đình cổ của nước Việt, nhưng cũng mở ra những giả thuyết mới chưa có lời giải về các công trình kiến trúc cổ trong Hoàng thành xưa.