Đã hơn hai tháng trôi qua sau sự cố vỡ đập hồ chứa bùn thải quặng đuôi tại mỏ chì, kẽm Chợ Điền, xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn), nhưng việc thu gom lượng bùn thải tràn ra môi trường vẫn chưa hoàn thành. Người dân ở các xã Bản Thi, Yên Thịnh (huyện Chợ Đồn) và Bình Phú, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đang thấp thỏm lo âu vì nguy cơ ô nhiễm môi trường. Tính đến ngày 18/11, ngành chức năng vẫn chưa công bố kết quả xác định mức độ ô nhiễm tại các khu vực này.
Ô nhiễm không khí tại New Delhi (Ấn Độ) đã tăng lên mức độ “nghiêm trọng” theo thang đo chất lượng không khí của IQAir. Tình trạng trên ảnh hưởng tới một số chuyến bay thương mại khi tầm nhìn bị giảm mạnh.
Các nhà khoa học hôm nay cho biết, lượng khí thải carbon dioxide (CO2) toàn cầu, bao gồm cả lượng khí thải từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, sẽ đạt mức cao kỷ lục trong năm nay, khiến thế giới càng đi chệch hướng hơn trong việc ngăn chặn các hiện tượng khí hậu cực đoan hơn.
Thủ đô New Delhi của Ấn Độ hôm nay (1/11) đứng đầu bảng xếp hạng là thành phố ô nhiễm nhất thế giới sau khi những người dự lễ hội Diwali, lễ hội ánh sáng của người Hindu, bất chấp lệnh cấm đốt pháo hoa để chào mừng khiến chất lượng không khí tăng lên mức nguy hiểm.
Hơn 20 năm nay, bãi rác Bình Tú (xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) chứa toàn bộ rác của thành phố Phan Thiết, sử dụng công nghệ chôn lấp, nằm lộ thiên gây ô nhiễm môi trường chung quanh. Mới đây, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận đã ban hành nghị quyết đóng cửa bãi rác, xử lý triệt để lượng rác hiện có tại bãi rác Bình Tú nhằm bảo đảm môi trường.
Liên quan vụ nước suối Nậm Huống, đoạn từ xã Châu Thành đến xã Châu Cường (huyện Quỳ Hợp) bất ngờ chuyển sang màu vàng sẫm, kèm theo là hiện tượng cá chết hàng loạt, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An vừa có báo cáo gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về kết quả quan trắc nước thải.
Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam tiếp tục có những diễn biến phức tạp, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi đó, công tác quản lý và kiểm soát các nguồn ô nhiễm không khí còn nhiều bất cập, ý thức bảo vệ môi trường không khí của người dân chưa cao đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân tại các địa phương trên cả nước.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bền vững Malaysia cho biết Malaysia sẽ nêu vấn đề ô nhiễm nhựa đang gây khó khăn cho thế giới khi nước này giữ vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2025.
Những ngày qua, nước suối Nậm Huống, đoạn từ xã Châu Thành đến xã Châu Cường (huyện Quỳ Hợp) bất ngờ chuyển sang màu vàng sẫm, kèm theo là hiện tượng cá chết hàng loạt. Sự việc này khiến người dân địa phương hết sức lo lắng, bởi họ thường xuyên sử dụng nguồn nước này để sinh hoạt.
Hiện nay, môi trường nước tại các lưu vực sông lớn nước ta vẫn duy trì ở mức từ trung bình đến tốt. Tuy nhiên, tại một số đoạn sông chảy qua các khu vực có hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nguồn nước bị ô nhiễm, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sức khỏe người dân trên địa bàn.
Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.260 km, với hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vùng biển nước ta được công nhận là vùng giàu tài nguyên thiên nhiên, có vị thế kinh tế, địa chính trị quan trọng trong khu vực và trên thế giới.
Những năm gần đây, tỉnh Hưng Yên đã quan tâm, đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, qua đó giúp nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường trong sản xuất, dân sinh trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một bộ phận người dân, doanh nghiệp vì mục đích lợi nhuận đã vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, làm môi trường bị ô nhiễm, gây bức xúc cho xã hội. Đây là vấn đề cần được các cấp, các ngành ở Hưng Yên tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh hơn nữa.
Ngày 28/3, Báo Nhân Dân đăng phóng sự ảnh về tình trạng xả nước thải bẩn ra sông Kiến Giang chảy qua thành phố Thái Bình và huyện Vũ Thư. Sau khi tiếp nhận thông tin, các cơ quan chuyên môn của tỉnh đã kịp thời xử lý nguồn nước ô nhiễm trên sông và có lý giải về hiện tượng này.
Ngày 18/3, Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai đã có văn bản gửi Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề nghị khẩn trương, nghiêm túc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm bụi do ảnh hưởng từ hoạt động thi công của dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) giai đoạn 1.
Chính phủ Thái Lan vừa quyết định chi 272.655.350 baht, tương đương 8 triệu USD để giải quyết trong ngắn hạn vấn đề ô nhiễm khói bụi, đặc biệt là bụi mịn PM 2.5, vốn đã ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống xã hội, đặc biệt tại thủ đô Bangkok trong thời gian qua.
Đóng vai trò quan trọng cho hệ thống thoát nước của Thủ đô, nhưng hiện nay, bốn con sông: Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và sông Kim Ngưu đang bị ô nhiễm nặng, gây ảnh hưởng trực tiếp tới vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị và sức khỏe của người dân trong khu vực.
Vào thời gian chuyển mùa, thành phố Hà Nội những ngày qua như chìm trong màn sương mờ. Điều đáng nói là "màn sương" này không phải đến từ lý do tự nhiên mà bởi... nhân tạo, như việc đào đường, xây dựng, chỉnh trang đô thị cả ngày lẫn đêm... mà không bảo đảm các yếu tố an toàn.
Mô hình “Hệ thống camera giám sát hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường và sân nổi thu gom rác từ tàu thuyền trên địa bàn phường Dương Đông”, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang ra mắt nhằm khắc phục triệt để tình trạng bỏ rác không đúng nơi quy định và giảm thiểu các hành vi bỏ rác xuống biển của một số tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản nói riêng và tàu du lịch nói chung trên địa bàn.
Ngày 6/10, tại xã An Đức, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre tổ chức đối thoại trực tiếp với 150 người dân sinh sống tại xã An Đức và An Hiệp (huyện Ba Tri) về kết quả khắc phục ô nhiễm môi trường tại bãi rác An Hiệp.
Sau nhiều năm Hà Nội lên kế hoạch hồi sinh các sông nội đô Hà Nội nói chung và 4 con sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét nói riêng, song hiện nay các sông này phần lớn vẫn ô nhiễm nặng.
Tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa trên biển và ven bờ biển có xu hướng gia tăng đáng báo động ở Việt Nam. Tại khu vực miền trung, rác thải nhựa ven biển đang trở thành nỗi ám ảnh, tác động đến đời sống, sức khỏe của người dân, thậm chí có nguy cơ dẫn tới thảm họa đối với môi trường.
Mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh là tình trạng ô nhiễm môi trường. Đây luôn là vấn đề nóng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Địa phương đang tăng tốc hành động, triển khai quyết liệt hàng loạt giải pháp để từng bước cải tạo, phục hồi và kiểm soát chặt chẽ môi trường.
Sáng 21/8, khá đông người dân các tổ dân phố Đồng Sậu và Kim Phượng, thị trấn Hương Canh, cùng công dân thôn Xuôi Ngành, xã Tam Hợp, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc dựng lều bạt chặn không cho công nhân vào làm việc tại Công ty cổ phần Prime Vĩnh Phúc vì công ty này gây ra ô nhiễm môi trường.
Ngày 26/7, tại Hà Nội, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Hợp tác khu vực hướng tới Hiệp ước toàn cầu về ô nhiễm nhựa”, với sự tham dự của các đại biểu đến từ các quốc gia thuộc Đối tác Quản lý Môi trường Biển Đông Á (PEMSEA) và các nước không phải thành viên khác.
Chung quanh “điểm nóng” về an ninh trật tự tại xã Đông Á (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) diễn ra nhiều tháng nay, liên quan đến Dự án nhà máy xử lý rác thải công nghệ cao được chính quyền địa phương quy hoạch xây dựng tại địa bàn, lần đầu tiên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận trực tiếp đối thoại với đông đảo bà con nông dân xã Đông Á chiều 3/7.
Ngày 30/6, Ủy ban nhân dân phường Hóa An phối hợp Cơ quan chức năng thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), xác định nguyên nhân dòng nước với bọt trắng xóa, bốc mùi nồng nặc, tràn vào khu dân cư sau trận mưa lớn.