Ngày 25/3, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị trao đổi, đối thoại với một số cơ quan báo chí và người dân về tình trạng môi trường bị ô nhiễm ở một số khu vực trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao các cơ quan xây dựng, trình Thủ tướng ban hành lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Với quyết tâm cải thiện chất lượng môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, thời gian qua Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp giảm ô nhiễm không khí, nhưng kết quả còn rất hạn chế. Trách nhiệm này vẫn phụ thuộc cơ quan chuyên môn, thiếu sự vào cuộc phối hợp của các cấp, ngành, nhất là ở cơ sở.
Sáng 14/3, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội”.
Bản tin cập nhật những vấn đề thời sự nổi bật: Chuẩn bị dừng hoạt động các chung cư mini, nhà trọ không đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy; Bộ Nội vụ bổ sung nhóm hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi; Nồm ẩm, ô nhiễm không khí ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người dân; Iran để ngỏ khả năng đáp trả cảnh báo quân sự của Mỹ
Thời tiết nồm ẩm kéo dài kèm ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại Hà Nội đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người dân, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ và những người làm việc ngoài trời.
Tình trạng ô nhiễm không khí đang trở thành một vấn đề nhức nhối tại các thành phố lớn trên thế giới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và môi trường. Mức độ bụi mịn và khí thải từ phương tiện giao thông ngày càng gia tăng, khiến nhiều người phải đối mặt với các bệnh hô hấp và suy giảm chất lượng cuộc sống.
Sau một thời gian dài ổn định chất lượng không khí ở mức trung bình, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã trở lại những vị trí đầu bảng trong bảng xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất thế giới
Theo báo cáo diễn biến chất lượng môi trường không khí của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời gian qua, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội có chiều hướng gia tăng, có những thời điểm, chỉ số chất lượng môi trường không khí (giá trị AQI) đã lên đến mức xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội. Trước thực trạng nêu trên, Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) đưa ra khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống ô ảnh hưởng ô nhiễm không khí và bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Báo cáo mới đây của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đưa ra cảnh báo về tác động nghiêm trọng của ô nhiễm không khí đối với trẻ em sinh sống ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Chất lượng không khí ở mức độc hại trong khu vực, đạt đỉnh điểm trong giai đoạn mùa khô kéo dài đến tháng 4, được cho là có liên quan đến hơn 100 ca tử vong mỗi ngày ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Việc đẩy lùi ô nhiễm không khí từ lâu đã trở thành một trong những ưu tiên hành động của Chính phủ Thái Lan, đặc biệt từ khi vấn đề bụi mịn PM2.5 gây ra những hậu quả nghiêm trọng và được chú ý từ năm 2019.
Nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025, ngày 3/2, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã tới thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường.
Hiện nay, Quốc hội đã thành lập và bắt đầu triển khai hoạt động của đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.
Từ những năm đầu thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc đối mặt vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm bầu không khí, khi các chỉ số về chất lượng không khí luôn ở mức báo động. Sau nhiều năm nỗ lực trong cuộc chiến giành lại “bầu trời xanh”, Bắc Kinh đã đạt được những tiến bộ rõ nét trong cải thiện chất lượng không khí, ghi nhận kỷ lục mới về số ngày chất lượng không khí tốt trong năm 2024.
Với chỉ số chất lượng không khí AQI ở mức 194 vào lúc 8 giờ sáng 14/1, Thành phố Hồ Chí Minh xếp thứ 4 trong danh sách thành phố lớn ô nhiễm không khí nhất thế giới; trong khi đó, thành phố Hà Nội xếp thứ 14.
Sau ít ngày chất lượng không khí tương đối tốt nhờ gió mùa tràn xuống, từ hôm nay (12/1), chất lượng không khí ở Hà Nội và nhiều tỉnh miền bắc lại lên ngưỡng xấu (có hại cho sức khoẻ tất cả mọi người). Đợt ô nhiễm này dự kiến có thể kéo dài nhiều ngày tới.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, kết quả quan trắc ghi nhận vùng nông thôn miền bắc có những đợt chất lượng không khí bị suy giảm xuống mức nghiêm trọng, bụi mịn PM 2.5 tăng cao, có nơi vượt 3,5 lần giới hạn quy chuẩn.
Theo Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung cần quyết liệt hơn nữa để giảm thiểu ô nhiễm không khí. Kinh nghiệm của thế giới đã cho thấy, càng để chậm thì vấn đề càng trầm trọng, giá phải trả càng cao.
Báo cáo Hiện trạng môi trường Việt Nam 2023 vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố cho biết, ô nhiễm không khí đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng về nguy cơ tử vong và bệnh tật tại Việt Nam. Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh tim, đột quỵ và ung thư phổi.
Theo Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, thời tiết khô hanh chỉ đóng vai trò “khuếch tán” tình trạng ô nhiễm không khí. Nguyên nhân cốt lõi phải kể đến các nguồn phát, bao gồm khói thải từ giao thông, bụi từ các công trình xây dựng và nạn đốt rơm rạ ở khu vực ngoại thành.
Nhiều ngày qua, Hà Nội luôn được xếp nhóm đầu trong danh sách các thành phố có chất lượng không khí… xấu nhất thế giới. Theo một báo cáo hồi năm 2023 của Ngân hàng Thế giới, hơn 40% dân số Thủ đô đang “phơi nhiễm” với nồng độ bụi PM 2.5 cao gấp đôi quy chuẩn quốc gia và cao hơn nhiều so tiêu chuẩn quốc tế do WHO quy định.
Sáng nay, 7/1, Hà Nội lại tiếp tục là thành phố có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất thế giới, với chỉ số ô nhiễm trung bình là 278 (vào thời điểm 9 giờ 30 phút).
Khi Chỉ số chất lượng không khí ở mức xấu (AQI ở mức 151-200), mọi người cần hạn chế hoạt động ngoài trời hoặc tham gia các hoạt động vận động cần gắng sức; hạn chế mở cửa sổ; nên vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý.
Những ngày gần đây, thành phố Hà Nội và một số địa phương khu vực phía bắc đối mặt tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Trong đó, ô nhiễm bụi PM2,5 được coi là loại bụi “tử thần” trong không khí, có thể đi sâu vào phổi, gây ra nhiều bệnh về hô hấp, tim mạch, đặc biệt là với người già, trẻ em.
Sáng 3/1, Hà Nội là thành phố có chỉ số ô nhiễm không khí (AQI) cao nhất thế giới, đạt mức trung bình 284 vào 9 giờ 25 phút. Đây là ngưỡng rất không tốt cho sức khỏe con người.
Cơ quan sinh thái và môi trường thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm qua cho biết, Thủ đô Bắc Kinh đã ghi nhận 290 ngày có chất lượng không khí tốt vào năm ngoái, mức cao nhất kể từ khi bắt đầu theo dõi.
Theo ứng dụng theo dõi chất lượng không khí VN AIR (thông tin được công bố từ nguồn dữ liệu quan trắc do Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện), lúc 8 giờ ngày 30/12, kết quả quan trắc tại một số tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng ở mức rất xấu.
Là đô thị lớn trên thế giới, với dân số hơn 9 triệu người, 10 khu công nghiệp, 1.300 làng nghề và khoảng 6,9 triệu xe máy, hơn 1,1 triệu ô-tô…, thành phố Hà Nội phải đối mặt với ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thành phố đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp hạn chế ô nhiễm, nâng cao chất lượng không khí.
Trong tổng số 35 triệu tấn phát thải thải ra môi trường mỗi năm tại Thành phố Hồ Chí Minh, lĩnh vực giao thông vận tải chiếm khoảng 13 triệu tấn. Ðây được xem là "thủ phạm" chính gây ra ô nhiễm không khí và môi trường ở đô thị lớn nhất nước. Cùng với mục tiêu chuyển đổi phương tiện giao thông, giải pháp tạo lập tín chỉ các-bon được xem là ưu tiên và cấp thiết mà chính quyền thành phố cần tập trung thực hiện.