Sáng 3/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn công tác Chính phủ kiểm tra hiện trường dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành); làm việc với các đơn vị liên quan về tiến độ dự án và vấn đề quy hoạch thành phố sân bay. Đây là lần thứ hai trong gần 3 tháng trở lại đây Thủ tướng Chính phủ thị sát công trình trọng điểm quốc gia này. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Chiều 2/12, tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam Bộ, chủ trì Hội nghị lần thứ năm của Hội đồng với chủ đề Tăng trưởng kinh tế “2 con số” vùng Đông Nam Bộ năm 2025: “Thách thức, cơ hội và giải pháp”. Cùng dự có đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Về giao thông kết nối sân bay Long Thành với TP Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, Bộ đang hoàn thiện báo nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt nhẹ kết nối từ ga Thủ Thiêm (TP Hồ Chí Minh) đến ga Long Thành (Đồng Nai) để kêu gọi đầu tư, và dự kiến sẽ đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Trong chương trình làm việc tại Đồng Nai, chiều 13/11, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cùng Đoàn công tác đã thị sát công trường dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) và làm việc với các đơn vị liên quan; thăm hỏi người dân khu tái định cư Lộc An-Bình Sơn.
Tuyến ống ngầm cung cấp nhiên liệu cho hoạt động của sân bay Long Thành có chiều dài khoảng 22km. Trong đó, 16km ngoài sân bay và 6km đi trong khu vực phạm vị xây dựng sân bay.
Ngày 2/11, Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã làm việc với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành). Theo đó, các thành viên đoàn công tác đều thống nhất cần thiết kiến nghị Quốc hội điều chỉnh chủ trương đầu tư sân bay Long Thành phù hợp với thực tế triển khai dự án hiện nay.
Sáng 2/11, Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã khảo sát vị trí xây dựng nhà ga đường sắt tốc độ cao trong sân bay Long Thành và làm việc với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án sân bay Long Thành. Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội một số địa phương.
Trước ý kiến trong 3 năm gần đây mặc dù giá trị tổng sản phẩm (GRDP) tăng, thu vốn vốn đầu tư tăng, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng nhưng việc thu thuế tại Đồng Nai giảm khoảng 10 nghìn tỷ đồng từ năm 2021 đến năm 2024. Để lý giải nguyên nhân của thực trạng trên, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Toàn Thắng, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Đồng Nai.
Tăng cường liên kết vùng, quốc gia và quốc tế, phát huy vai trò, vị trí của Đồng Nai là một trong những trung tâm giao thương quan trọng của vùng Đông Nam Bộ; khai thác Cảng hàng không quốc tế Long Thành, sân bay lưỡng dụng Biên Hòa làm động lực để phát triển dịch vụ trở thành ngành kinh tế quan trọng. Đây là phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Đồng Nai diễn ra mới đây.
Chiều 24/9, trong chương trình công tác tại tỉnh Đồng Nai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, kiểm tra 2 dự án giao thông trọng điểm tại tỉnh Đồng Nai là Dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu và Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Tiếp tục chương trình công tác tại Đồng Nai, chiều 24/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn công tác Chính phủ đã kiểm tra tiến độ xây dựng Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành). Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và tỉnh Đồng Nai.
Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định quan điểm "phát huy tiềm năng, thế mạnh, lợi thế cạnh tranh của tỉnh, lấy khu vực sân bay Long Thành, sông Đồng Nai làm điểm nhấn, động lực mới cho phát triển đột phá" và hướng đến mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2050. Trả lời phỏng vấn Báo Nhân Dân, đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai nhấn mạnh quy hoạch được coi là “chìa khóa” quyết định sự phát triển bền vững của tỉnh.
Với ba “từ khóa” chính là “kết nối-hội nhập-cất cánh”, Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, địa phương chuẩn bị chính thức công bố rộng rãi, là nền tảng pháp lý, bệ phóng hướng đến mục tiêu trở thành tỉnh phát triển văn minh, hiện đại vào năm 2035, phấn đấu nâng tầm lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2050.
Ba “từ khóa” chính trong quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là “kết nối -hội nhập-cất cánh”. Thông điệp này sẽ được khẳng định như một cam kết chính trị nghiêm túc của lãnh đạo địa phương tại hội nghị công bố quy hoạch gắn với xúc tiến đầu tư vào Đồng Nai. Thái độ chân thành, cầu thị, đặc biệt đề cao tính công khai, minh bạch, tạo cơ hội, môi trường bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp qua diễn đàn lần này, chính là bước “kích hoạt” khẩn trương chuẩn bị điều kiện thuận lợi, sẵn sàng kéo những nhà đầu tư tầm cỡ quốc tế đến làm ăn thành công tại vùng đất “đắc địa”.
Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và địa phương sắp chính thức công bố rộng rãi, là nền tảng pháp lý để nơi đây hướng đến mục tiêu sớm trở thành tỉnh phát triển văn minh, hiện đại vào năm 2035, phấn đấu đến năm 2050 nâng tầm lên thành phố trực thuộc Trung ương.
Khuyến khích và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung, càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Đồng Nai, nơi sân bay quốc tế Long Thành mang sứ mệnh trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế, kết nối Việt Nam thế giới.
Sau hàng thập kỷ tăng trưởng ở mức cao, kinh tế tỉnh Đồng Nai những năm gần đây có dấu hiệu chựng lại và tốc độ suy giảm rõ rệt, dẫn đến khả năng tụt hậu so với các địa phương chung quanh. Một trong những nguyên nhân được nhận diện là hệ thống hạ tầng giao thông chưa theo kịp nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh đó, hàng loạt dự án hạ tầng quan trọng, thúc đẩy hoàn chỉnh đầu tư hệ thống giao thông kết nối sân bay Long Thành với vùng Đông Nam Bộ tỏa đi mọi hướng được gấp rút hoàn thành.
Chưa có người dân nào trong vùng dự án sân bay Long Thành nộp hồ sơ hỗ trợ học nghề sau hơn 6 năm kể từ khi Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai phê duyệt Đề án đào tạo nghề, giải quyết việc làm và tổ chức lại cuộc sống của người dân thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành.
Ngày 1/9, Ban Quản lý dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) cho biết, trong đợt nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9, trên công trường dự án đầu tư xây dựng sân bay Long Thành, việc thi công các gói thầu vẫn được duy trì xuyên suốt để bảo đảm tiến độ đề ra.
Hội thảo chuyên đề “Cơ hội, thách thức đối với Đồng Nai sau khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào hoạt động” được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức sáng 30/8, thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo quản lý trong và ngoài nước.
Ðịnh hướng đến năm 2030, Ðông Nam Bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; trung tâm khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao; phát triển nhanh hệ thống đô thị thông minh và hiện đại, đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng… Ðể thực hiện mục tiêu này, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng giữ vai trò cốt lõi.
Những ngày này, liên danh các nhà thầu đang triển khai hạng mục lắp dựng kết cấu thép mái công trình nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) giai đoạn 1. Đây là một trong những phần việc quan trọng của “trái tim” dự án sân bay Long Thành. Đây cũng là dự án có tổng số vốn đầu tư lớn nhất trong lịch sử nước ta từ trước đến nay. Phóng viên Báo Nhân Dân ghi nhận những hình ảnh thi công nhộn nhịp trên đại công trường sân bay Long Thành vào hôm nay 29/8.
Ngày 17/8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trực tiếp thị sát tại tuyến cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột, kiểm tra tiến độ thi công của dự án. Ngay thời điểm thị sát, Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung đang trong thời kỳ mùa mưa và có sự thay đổi thời tiết hết sức khắc nghiệt, mưa kéo dài ở các vị trí thi công làm tiến độ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thế nhưng, trên các cung đường ở đây vẫn bảo đảm được chất lượng và thời gian thi công.
Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) là động lực to lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Đồng Nai, vùng Đông Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Nhằm bảo đảm tính khả thi, đồng bộ các hệ thống giao thông, hạ tầng phục vụ vùng phụ cận để khi đưa sân bay lớn nhất nước ta đi vào khai thác, sử dụng đạt hiệu quả cao nhất, ngày 23/8, Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị quy hoạch xây dựng khu vực 5.000ha sân bay Long Thành và hệ thống hạ tầng kết nối.
Thành phố Hồ Chí Minh-Đồng Nai-Bà Rịa-Vũng Tàu được ví như tam giác, tạo thế chân kiềng và là động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội cho vùng Đông Nam Bộ thông qua các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Tận dụng lợi thế cùng với nguồn lực vốn có, 3 địa phương đang nỗ lực thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù từ Trung ương, góp phần đưa kinh tế toàn vùng tăng trưởng nhanh và bền vững hơn.
Chiều 8/8, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với Tỉnh ủy Đồng Nai về tình hình kinh tế-xã hội của địa phương và Dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành).
Ngày 8/8, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu Đoàn công tác Trung ương đã kiểm tra tiến độ xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) và khu tái định cư Lộc An-Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Chiều 7/8, tại Hội nghị giao ban về phát triển du lịch do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức, đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai nhấn mạnh, khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động cuối năm 2026 sẽ mở ra nhiều cơ hội đối với ngành dịch vụ, du lịch Đồng Nai. Do đó, các ngành liên quan của địa phương cần chuẩn bị các điều kiện đồng bộ để nắm bắt cơ hội phát triển.
Cùng với đẩy nhanh tiến độ xây dựng sân bay Long Thành, việc đầu tư cơ sở hạ tầng đường giao thông kết nối, điện, nước sạch phải đi trước một bước để bảo đảm đồng bộ vào năm 2026 khi sân bay hoạt động. Trong đó, việc đưa nước sạch cho sân bay lớn nhất nước ta đang được các đơn vị gấp rút thực hiện.