TỪ PHỐ THỊ ĐẾN BUÔN LÀNG

Nhiều vướng mắc cần giải quyết

Điều quan trọng hơn, sự đầu tư của Đảng và Nhà nước trên nhiều phương diện đã giúp thay đổi cơ bản về nhận thức, đổi mới phương thức làm ăn và lối sống, sinh hoạt của một bộ phận đồng bào.
0:00 / 0:00
0:00

Qua đó, giúp đồng bào bỏ những quan niệm, tập tục lạc hậu, hướng tới một cuộc sống no ấm, văn minh và phát triển bền vững. Từ nền tảng đó, đến nay vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên cơ bản giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng-an ninh và trật tự xã hội. Đại bộ phận đồng bào tuyệt đối trung thành và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào đường lối đổi mới đất nước…

Tuy nhiên, nhìn thẳng vào thực tế, công tác đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên còn bất cập, nhiều vấn đề mới phát sinh đòi hỏi cấp ủy, chính quyền địa phương nỗ lực giải quyết. Nhìn trên tổng thể, dân cư đã có bước phát triển rõ nét nhưng đời sống một bộ phận đồng bào vẫn còn khó khăn. Một số nơi chưa có đường giao thông, điện lưới và nhà cửa còn tạm bợ.

Một bộ phận đồng bào còn thiếu đất hoặc không có đất sản xuất, mặc dù địa phương đã tập trung giải quyết nhưng tiến độ chậm và gặp nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh. Chính sách trợ cước, trợ giá nông sản, khuyến nông-khuyến lâm, hỗ trợ làm nhà cho đồng bào vẫn còn bất cập. Tỷ lệ dân được dùng nước sạch còn thấp. Công tác giao đất giao rừng trong quá trình thực hiện vẫn còn bất cập. An ninh chính trị và trật tự xã hội vẫn tiềm ẩn yếu tố dễ gây mất ổn định…

Đảng bộ và chính quyền các tỉnh Tây Nguyên đã xác định rõ những mặt hạn chế, phân tích nguyên nhân cũng như tập trung trí tuệ đề ra mục tiêu, phương hướng và các giải pháp cụ thể trong việc tiếp tục nhiệm vụ đầu tư vào vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Công tác đầu tư sẽ đi vào chiều sâu và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, đảng bộ và chính quyền các tỉnh đã chọn mục tiêu giảm nghèo làm khâu đột phá.