Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông tiến độ cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố vừa ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của thành phố cho Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, nơi có chung cư cũ. Người dân kỳ vọng những quyết sách mới của thành phố sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ đang rất chậm trễ.
Thời gian qua, công tác quản lý, vận hành chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đi vào nền nếp. Tuy nhiên, tình trạng tranh chấp sở hữu chung, sở hữu riêng hay công tác bàn giao quỹ bảo trì, vận hành tòa nhà… vẫn xảy ra, gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội.
Đến nay, người dân sinh sống tại chung cư cũ, nhà nguy hiểm ở Hà Nội phải di dời đến nơi tránh trú để bảo đảm an toàn trước bão số 3 đã trở lại nơi ở cũ. Tuy nhiên, một số nhà chung cư cũ thuộc diện cải tạo, xây dựng lại, đã có hiện tượng nứt, lún nghiêng, không còn bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn tính mạng, tài sản của người dân.
Ngày 27/5, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 34/2024/QĐ-UBND (Quyết định số 34) quy định về phương pháp xác định chỉ tiêu dân số với nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp và một số công trình có lưu trú khác có hiệu lực từ ngày 10/6 tới.
Thị trường bất động sản, nhất là nhà ở tại Hà Nội đang ghi nhận sự mất cân bằng cung-cầu. Nguồn cung khan hiếm, trong khi nhu cầu luôn ở mức cao, khiến thị trường nhà chung cư liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, tạo nên mảnh đất màu mỡ cho các hoạt động đầu cơ, "thổi giá" bất động sản.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản góp ý Dự thảo Nghị định quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở 2023. Trong đó, VCCI đề xuất điều chỉnh một số quy định việc người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam.
Mặc dù có nhiều chuyển biến, nhưng tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ tại Hà Nội vẫn rất chậm trễ. Thành phố đang tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh phân quyền cho các quận, huyện với mong muốn sớm triển khai các dự án theo tiến độ.
Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội vừa ký ban hành Quyết định số 6029-QĐ/TU về kiện toàn Ban Chỉ đạo cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong hai ngày 7 và 8/10, Phòng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh Hải Dương tổ chức tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho người dân trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có gần 1.600 chung cư cũ, phần lớn được xây dựng từ những năm 1960 đến 1994, đã bị xuống cấp nghiêm trọng, không có hệ thống phòng cháy, chữa cháy, cần cải tạo, xây dựng lại.
Chung cư là nơi sinh sống của nhiều người dân, theo thời gian sẽ bị xuống cấp, hư hỏng. Do đó, việc hình thành và quản lý nguồn kinh phí để khắc phục, sửa chữa, thay thế bảo đảm cho công trình được vận hành ổn định, an toàn là hết sức cần thiết.
Ngày 14/7, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị đối thoại doanh nghiệp-chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh với chuyên đề hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn thành phố.
Việc đầu tư xây dựng chung cư tại thành phố Vũng Tàu trong thời gian vừa qua, góp phần chỉnh trang đô thị, giải quyết nhu cầu nhà ở, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Công văn số 6033/MTTW-BTT gửi Bộ Xây dựng, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội về việc phản biện một số nội dung được đề cập trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).
Thời gian qua, với thực trạng tình hình nhà chung cư cũ hiện nay đặt ra yêu cầu cấp thiết phải xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ các quy định pháp luật để vừa thực hiện công tác cải tạo, xây dựng lại bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các chủ sở hữu, vừa kết hợp chỉnh trang đô thị.
Cho ý kiến về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) tại phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, dự thảo luật còn nhiều nội dung có ý kiến khác nhau, do đó cần nghiên cứu đánh giá kỹ lưỡng, thận trọng, toàn diện, phân tích trên cả góc độ quản lý Nhà nước và quyền lợi của người dân; lắng nghe lẫn nhau vì mục tiêu chung, tránh gây ra xáo trộn không cần thiết.
Ngày 16-3, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết: Thay mặt Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh đã ký ban hành Công văn số 6033/MTTW-BTT gửi Bộ Xây dựng; Chính phủ; Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Ủy ban Pháp luật của Quốc hội về việc phản biện một số nội dung được đề cập trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).