Giao lưu hát soóng cọ của đồng bào dân tộc Sán Chỉ, huyện Tiên Yên trong lễ hội mùa vàng được tổ chức hằng năm.

Tiên Yên bảo tồn văn hóa truyền thống

Với 13 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn, huyện miền núi Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh chứa đựng một nét riêng, độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc. Để bảo tồn, gìn giữ và phát huy mạnh mẽ giá trị các di sản văn hóa truyền thống, những năm qua, huyện Tiên Yên đã có nhiều giải pháp, quan tâm đầu tư thỏa đáng, từng bước nâng cao hiệu quả các thiết chế văn hóa trong đời sống xã hội.
Những sản phẩm đặc trưng của bà con dân tộc Dao ở xã Công Sơn, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) được bày bán tại hội chợ của huyện.

Công Sơn khai thác lợi thế vươn lên thoát nghèo

Xã Công Sơn, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) là xã vùng đặc biệt khó khăn, với 100% số dân là bà con dân tộc Dao. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị của xã đã vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Các cô gái Ba Na, tỉnh Gia Lai duyên dáng trong từng điệu nhảy, câu hát. (Ảnh Kiến Quốc)

Phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số trong thúc đẩy bình đẳng giới

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số luôn được Ðảng, Nhà nước và Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp quan tâm đặc biệt. Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong duy trì, quảng bá, phục hồi và phát huy giá trị văn hóa các cộng đồng dân tộc thiểu số đã góp phần hình thành tư tưởng, tình cảm, đời sống tinh thần của phụ nữ và đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần vào sự phát triển chung của địa phương và đất nước.
Phụ nữ Dao ở Tuyên Quang trong trang phục truyền thống.

Tuyên Quang bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Tuyên Quang là tỉnh miền núi, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng, dân tộc. Với 658 di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh, 425 di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc, tỉnh Tuyên Quang xác định văn hóa là nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Các vườn dẻ ván không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn mở ra tiềm năng về du lịch sinh thái. Trong ảnh: Du khách hái hạt dẻ ở Ðức Vân, Ngân Sơn.

Hiệu quả từ cây dẻ ván vùng cao Bắc Kạn

Từ chỗ trồng tự phát, manh mún, vài năm trở lại đây, mô hình trồng cây dẻ ván ở Bắc Kạn đã được đầu tư canh tác bài bản và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cây dẻ được trồng ở vùng cao cho hạt mẩy, hương vị thơm ngon, giá bán ổn định đã góp phần làm thay đổi đời sống của nhân dân.
Thầy cúng làm lễ mời các vị thần về dự và ban phát sức mạnh cho những thành viên tham gia nhảy lửa.

Độc đáo lễ Nhảy lửa

Theo tiếng bản địa, nhảy lửa còn gọi là “điểu qua”, đây là một phong tục mang đậm bản sắc văn hóa của người Dao đầu bằng ở xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường (Lai Châu). Lễ Cấp sắc là để công nhận người đàn ông Dao đã trưởng thành, thì lễ Nhảy lửa, thể hiện sức mạnh, ước muốn chinh phục thiên nhiên, làm chủ cuộc sống…
Chuyện người Dao giữ rừng ở Bản Lọt

Chuyện người Dao giữ rừng ở Bản Lọt

Nhiều năm nay, đồng bào dân tộc Dao ở thôn Bản Lọt, xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng (Lào Cai) nhận chăm sóc, bảo vệ hơn 200ha rừng phòng hộ theo hình thức cộng đồng, tự nguyện quyên góp chi trả. Bằng trách nhiệm và tình yêu rừng, bà con ở đây đã giữ rừng xanh tốt, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống của chính mình.Tác giả: QUỐC HỒNGGiọng đọc: THU HÀ
Ngày hội kiêng gió ở xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.

Đặc sắc Ngày hội kiêng gió ở Bình Liêu

Để bảo tồn và phát huy nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Dao, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã quyết định nâng quy mô tổ chức ngày hội kiêng gió trở thành Ngày hội văn hóa các dân tộc ở xã Ðồng Văn, với chủ thể là người Dao ở bản Thanh Phán cùng sự tham gia của các dân tộc trên địa bàn huyện và các xã lân cận của các huyện Ðầm Hà, Hải Hà và Tiên Yên.