Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống đặc trưng đã có từ hàng trăm năm trước của người dân tộc Ba Na. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, do nhiều yếu tố tác động, thị trường hàng hóa may mặc đa dạng, phong phú tràn ngập khắp nơi…, nghề dệt thổ cẩm truyền thống gần như bị mai một, người biết nghề thưa dần… Thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số, tỉnh Phú Yên đã quan tâm chỉ đạo các sở ngành, địa phương khôi phục, phát triển nghề dệt thổ cẩm độc đáo này. Đến nay, dệt thổ cẩm làng Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân đã được tỉnh Phú Yên công nhận làng nghề truyền thống.
Đến với Bảo tàng Gia Lai, khách tham quan sẽ được giới thiệu một cách khái quát về lịch sử vùng đất và con người Gia Lai trong một không gian có diện tích 1.200 m2, chia làm 6 phòng trưng bày với gần 7.000 hiện vật gốc các loại.
Trung úy công an Lê Tuấn Thành được người đồng bào làng Krot Ket, xã Hra, huyện Mang Yang (Gia Lai) quý mến gọi tên là "Nhong Thành". Tiếng Ba Na, "nhong" nghĩa là anh, nhưng để chỉ những " cán bộ" được người dân tin yêu, gần gũi như một người con của buôn làng.
Ngày ấy xa rồi, ngày ấy xa rồi, cho tôi tìm lại…" Lời hát ấy của một nhạc sĩ người Kinh mà cũng nói thay tâm trạng của những người con trên đại ngàn Tây Nguyên. Không gian huyền thoại đang dần dần trở về với thời dĩ vãng.
Những vũ điệu truyền thống rộn ràng, sâu thẳm trên nền nhạc cụ dân tộc, cùng tiếng cồng, tiếng chiêng của đồng bào dân tộc Ba Na, Xơ Đăng ở bắc Tây Nguyên đã cuốn hút người dân địa phương và du khách. Đêm giao lưu, trình diễn cồng, chiêng, xoang và nhạc cụ các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) thu hút sự tham gia của gần 300 nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các câu lạc bộ văn hóa dân gian, các đội cồng, chiêng-xoang các lứa tuổi.
Con đường bê-tông kết nối làng Ðê Kôn của bà con dân tộc thiểu số Ba Na với Quốc lộ 19 và Ủy ban nhân dân xã Hà Ra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai đã hoàn thành và đi vào hoạt động, ước mơ bao đời của người dân địa phương giờ đã trở thành hiện thực.
Nói điều hay, làm được nhiều việc tốt, lại gần dân, hiểu dân, tận tâm, trách nhiệm trong công việc, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua… là nhận xét của cán bộ, đảng viên và đồng bào dân tộc Ba Na ở làng Bung Bang Hven, xã Yang Bắc, huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai về người có uy tín, Bí thư Chi bộ Đinh Thị Xắc.
Cách thành phố Quy Nhơn khoảng 80 km về phía Tây Bắc, huyện Vĩnh Thạnh là miền đất đang trên đường hội nhập vào tiến trình phát triển du lịch của tỉnh Bình Định. Còn Vĩnh Sơn là xã nằm cao nhất phía Tây Bắc của huyện Vĩnh Thạnh, giáp ranh với tỉnh Gia Lai, từ lâu đã được ví von là "Đà Lạt của Bình Định", bởi nơi đây có khí hậu ôn hòa, nhiều thắng cảnh đẹp hội tụ tại vùng sơn cước.
Về làng Mơ Hra Đáp, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, nhiều người tỏ ra thích thú khi gặp những “nghệ nhân nhí” chân trần say sưa với nhịp chiêng, điệu xoang. Những “búp măng” ấy đang góp phần tạo nên sức sống mới cho văn hóa truyền thống dân tộc.
Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai phối hợp Tổng cục Thể dục-Thể thao vừa tổ chức khai mạc Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ XIII, khu vực II năm 2023. Hội thi diễn ra từ ngày 18/6 đến 23/6.
Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cùng với sự chăm chỉ làm ăn và biết áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhiều hộ đồng bào dân tộc ở tỉnh Gia Lai đã ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu.
Người Ba Na là một trong sáu dân tộc bản địa của tỉnh Kon Tum, có hai nhánh chính là Ba Na Rơ Ngao (Ba Na ở thấp) và Ba Na Ji Lâng (Ba Na ở cao). Theo truyền thống, đồng bào ở đây không đào giếng lấy nước, cũng không tùy tiện lấy nước ở sông suối để sinh hoạt.
Theo thông lệ hơn mười năm nay, mỗi dịp mùng 10/3 âm lịch hằng năm, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương với ý nghĩa hướng về cội nguồn dân tộc, thể hiện được đạo lý uống nước nhớ nguồn, hun đúc thêm truyền thống yêu nước và các giá trị nhân văn tốt đẹp của dân tộc.
Có nhà rông thì “làng” mới thật sự là làng. Làng bắt đầu bằng nhà rông, sinh ra cùng nhà rông. Đặt nhà rông cũng tức là đặt trái tim cho cơ thể làng, trái tim ấy bắt đầu đập, truyền máu đi khắp cơ thể làng, kết nối tất cả lại và thổi sự sống vào để nó trở thành một cộng đồng.
Ngày 24-7 tới, tại Viện Pháp tại Hà Nội (L’Espace ), số 24 Tràng Tiền sẽ diễn ra cuộc tọa đàm về người Ba Na trước thời Pháp, do Viện Pháp và Viện Viễn Đông Bác cổ (EFEO) phối hợp tổ chức.