[Ảnh] Mãi ghi công những người lính hy sinh vì đất nước

[Ảnh] Mãi ghi công những người lính hy sinh vì đất nước

Những ngày này, trong không khí cả nước hướng về kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), rất nhiều đoàn khách thập phương đã trở về Điện Biên để thăm lại những di tích đã gắn bó với thế hệ cha anh đi trước. Cho dù không trực tiếp chiến đấu tại chiến trường này, nhưng rất nhiều cựu chiến binh đến thăm Nghĩa trang liệt sĩ A1 (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) hôm nay đều có những xúc cảm đặc biệt, như được sống lại những những thời khắc hào hùng của cả dân tộc Việt Nam.
Bộ đội, thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến mở đường 20.(Chụp lại từ ảnh tư liệu)

Khúc tráng ca đường 20 Quyết thắng

Trong toàn bộ 5 trục dọc và 21 trục ngang của hệ thống đường Trường Sơn huyền thoại, đường 20 Quyết thắng ở tỉnh Quảng Bình là trục ngang có mức độ khốc liệt nhất, mật độ bom đạn trên 1km đường thuộc loại cao nhất Trường Sơn. Và trên tuyến đường xanh mãi tuổi 20 đó hiện nay, có rất nhiều đền tưởng niệm liệt sĩ, bia đá khắc ghi kỳ tích làm nên con đường, làm nên những nốt nhạc trầm bổng hòa thành bản hùng ca Trường Sơn huyền thoại.
Cổng tam quan Nghĩa trang liệt sĩ huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình).

Nghĩa trang liệt sĩ duy nhất của tỉnh Thái Bình được xếp hạng Di tích quốc gia

Hiếm có công trình tri ân liệt sĩ nào quy mô bề thế, rợp bóng cây xanh, có những hồ nước và tiểu cảnh đẹp như Nghĩa trang liệt sĩ huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Trên toàn miền bắc, đây là nghĩa trang liệt sĩ cấp huyện tiêu biểu và đến nay cũng là nghĩa trang cấp huyện duy nhất của tỉnh Thái Bình.
Ảnh minh họa: Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Nam. (Ảnh: VGP)

Vườn Mẹ, một ý tưởng nhân văn và đáng ủng hộ

Quảng Nam là mảnh đất có truyền thống đấu tranh cách mạng anh dũng, kiên cường, bất khuất. Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân Quảng Nam đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, gánh chịu biết bao hy sinh; hàng vạn người con đất Quảng đã hiến dâng cuộc sống của mình cho độc lập-tự do của quê hương, đất nước.
Nghĩa trang liệt sĩ Dốc Bà Đắc - Xót lòng những ngôi mộ vô danh

Nghĩa trang liệt sĩ Dốc Bà Đắc - Xót lòng những ngôi mộ vô danh

Gần 20 năm qua, hàng chục ngàn hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia đã được các đội quy tập tìm kiếm và đưa về với đất mẹ, sau mấy chục năm nằm lại xứ người. Tại tỉnh An Giang, hầu hết các anh đều được chôn cất tại nghĩa trang Dốc Bà Đắc thuộc xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên. Nhưng xót xa thay, phân nửa trong số này đều mang trên mình những tấm bia vô danh.
Ông Nguyễn Bá Sanh hướng dẫn các em đoàn viên thanh niên của xã Hòa Phong cắm cờ Tổ quốc lên phần mộ từng liệt sĩ.

Tháng 7 trắng ngần hoa sứ…

Mùa này, những cây hoa sứ trắng trồng trong nghĩa trang, không hẹn mà đua nhau nở hoa từng chùm, ngát thơm. Tháng 7, trong dòng chảy về nguồn, chúng tôi đứng lặng tại lễ tưởng niệm, cúng giỗ liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ Hòa Phong (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng). Giữa khói hương quyện vào không gian linh thiêng này, những chùm màu hoa sứ trắng nhẹ rung…
Vợ chồng bà Trần Thị Thông.

Linh thiêng tọa độ lửa Truông Bồn

Những ngày đầu tháng 7, chúng tôi ghé thăm Khu Di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn (Nghệ An) - mảnh đất từng chứng kiến cuộc đọ sức quyết liệt giữa ý chí, tinh thần thép của những con người quả cảm với bom đạn khốc liệt của quân thù. Nơi đây, tháng 10/1968, 13 chiến sĩ thanh niên xung phong của "Tiểu đội thép" đã anh dũng hy sinh, làm nên khúc tráng ca Truông Bồn bất tử.
Ban Liên lạc Trung đoàn 52 Tây Tiến chụp ảnh kỷ niệm trước Bia lưu niệm Tây Tiến ở Sài Khao.

Hành trình tìm lại dấu tích đoàn quân Tây Tiến

Tháng 6, nắng như đổ lửa ở miền biên viễn giáp Lào, xã Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, có bốn người vượt đường xa từ Hà Nội lên khảo sát thực tế. Họ đến để tìm một địa điểm dựng bia lưu niệm đoàn quân Tây Tiến. Điều đặc biệt, bốn người đều không phải cựu binh của đoàn quân này, Trưởng ban Liên lạc là Bùi Phương Thảo, một nữ giáo viên, con gái nhà thơ Quang Dũng. Ba người còn lại cũng đều là con của các cựu chiến binh Tây Tiến.
Bà Thân Thị Vân xúc động bên hài cốt đồng đội trong lễ truy điệu tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai).

Nỗ lực tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Một buổi sáng giữa tháng 3/2022, trong lúc gia đình ông Dương Văn Tẩu cho máy múc nạo vét ao để nuôi tôm ở khu Gò Cát, ấp Bàu Bông, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) phát hiện hai bộ hài cốt được bọc trong túi vải dù bộ đội, có cả tăng, võng, nghi là hài cốt liệt sĩ. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, lực lượng chức năng đã xuống hiện trường và xác định đây là hai hài cốt liệt sĩ. Những ngày sau đó, tỉnh Đồng Nai đã huy động nhiều lực lượng, phương tiện mở rộng khu vực tìm kiếm ra chung quanh.
Mỗi năm đều có những cựu chiến binh tìm về thắp nén hương tưởng nhớ đồng đội đã anh dũng hy sinh tại chiến trường Vị Xuyên. Ảnh: Nguồn UBND huyện Vị Xuyên

Khắc khoải Vị Xuyên…

Đã có rất nhiều người lựa chọn điểm đến-Vị Xuyên (Hà Giang) cho dịp nghỉ lễ vừa qua. Chờ đợi hơn hai năm dịch bệnh, cũng đến ngày, người được trở lại thăm chiến trường xưa và người lần đầu được đến với miền địa đầu Tổ quốc, nơi trong từng tấc đất thấm đẫm máu xương những người con đất Việt.

Lễ thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ Gạc Ma được tổ chức tại phường Thọ Quang, vịnh Đà Nẵng.

Gạc Ma, ký ức không bao giờ quên

“Chỉ mong và gửi gắm một điều rằng, thế hệ trẻ hôm nay và mai sau, mãi mãi không bao giờ quên sự quả cảm của 64 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc đến giây phút cuối cùng”, Thiếu tá Nguyễn Thị Bích Lạc, vợ của liệt sĩ Trần Văn Phòng, xúc động nói.

Cầu Khe Ve - một trong những điểm Mỹ đánh phá ác liệt tại Quảng Bình.

Đi lại đường xưa (Tiếp theo và hết)

Quảng Bình là tỉnh hậu phương trực tiếp của miền nam, giữ vị trí xung yếu trên mặt trận giao thông vận tải chi viện tiền tuyến. Đây cũng là nơi có hệ thống đường Trường Sơn dài nhất, hơn 500 km với ba trục dọc và năm trục dọc ngang. Con đường đạn bom, xương máu ngày xưa giờ đã trở thành tuyến giao thông quan trọng trong phát triển kinh tế, du lịch...

Cầu Long Đại.

Đi lại đường xưa (phần tiếp)

16 năm bám trụ và chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn, có bốn sư đoàn bộ đội công binh, hàng vạn thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, dân quân tự vệ đã luôn nêu cao khẩu hiệu “Máu có thể đổ, nhưng đường không thể tắc”. Ngày hôm nay chúng tôi đi lại trên còn đường xưa nối hai miền nam - bắc mà cảm giác như trên đầu vẫn nghe tiếng máy bay gầm rú, dưới bánh xe như mặt đất rung chuyển…

Đoạn đường 12A trên Đường Hồ Chí Minh.

Đi lại đường xưa

Gần nửa thế kỷ sau chiến tranh. Hơn 60 năm kể từ ngày những nét vẽ đầu tiên vạch ra trên bản đồ, những bước chân đầu tiên lội suối băng rừng mở lối con đường huyền thoại Trường Sơn. Đến hôm nay, chúng tôi - hòa vào dòng xe hàng ngàn, hàng vạn lượt qua lại mỗi ngày - đi lại con đường ngày xưa, ngược về quá khứ. Để thấy, dẫu năm tháng đã lùi xa, nhưng những gian khổ, hy sinh, mất mát vẫn còn ở những mảnh đất, với mỗi cảnh đời. Để xúc động, day dứt không nguôi...

Cựu chiến binh Nguyễn Đình Thắng thắp hương cho đồng đội cũ ở Nghĩa trang Vị Xuyên.

Tháng 7 ở Vị Xuyên

Đứng ở điểm cao 468 (Vị Xuyên, Hà Giang), tịnh không một ngọn gió. Nhìn sang những đỉnh đồi phía trước lúp xúp bóng cây, thật khó có thể hình dung nơi đây 31 năm về trước là chiến trường ác liệt, với các điểm cao đỏ lửa: 685, 772, 1250, 1509... Sự khốc liệt tại mặt trận Vị Xuyên ngày ấy gắn với những địa danh độc nhất vô nhị: "lò vôi thế kỷ", "đồi thịt băm", "thác âm phủ", "thung lũng tử thần"...