Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Gỡ vướng cho nhiên liệu sinh học

Nhiên liệu sinh học được coi là một trong những trụ cột năng lượng tái tạo giúp các quốc gia, trong đó có Việt Nam giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch, giảm phát thải carbon gây hại cho môi trường. Nhiên liệu sinh học hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động, thực vật (mỡ động vật, dầu dừa...), ngũ cốc (lúa mỳ, đậu tương, sắn...), chất thải trong nông nghiệp (rơm rạ, phân...), sản phẩm thải trong công nghiệp (mùn cưa, gỗ thải, bã mía...).
Gia công chế tạo kết cấu thép phục vụ dự án Nhà máy hydrogen NEOM.

Huy động nguồn lực phát triển hydrogen

Trước xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu cũng như những cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 về lộ trình giảm phát thải về 0 vào năm 2050, việc chuyển đổi sử dụng năng lượng từ nhiên liệu có mức độ phát thải các-bon lớn (nhiên liệu hóa thạch) sang các nguồn nhiên liệu sạch là tất yếu. Trong bối cảnh đó, hydrogen được xem là nguồn năng lượng ưu tiên triển khai, phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia và dự báo sẽ chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu năng lượng của Việt Nam thời gian tới.
Toàn cảnh Lễ phát động.

Phát động Giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Giải thưởng nhằm tôn vinh đội ngũ phóng viên, nhà báo, thông tin viên trên cả nước thúc đẩy nâng cao hiệu quả và sự lan tỏa kết quả triển khai Chương trình Quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030, góp phần từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam vào năm 2050 theo cam kết tại Hội nghị COP26.
Các đại biểu tham dự tọa đàm "Tiềm năng phát triển thị trường điện khí tại Việt Nam".

Cơ hội và thách thức trong phát triển thị trường điện khí

Ngày 11/2/2020, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW “Về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết là bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, coi đó là nền tảng, tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Bộ trưởng Môi trường, Thực phẩm và Các vấn đề nông thôn Liên hiệp Vương quốc Anh Thérèse Coffey. (Ảnh: TTXVN)

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Anh

Chiều 12/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp bà Therese Coffey, Bộ trưởng Môi trường, thực phẩm và các vấn đề nông thôn Vương quốc Anh. Hoan nghênh bà Therese Coffey và Đoàn công tác sang thăm làm việc trong dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Phó Thủ tướng cảm ơn Chính phủ, nhân dân Anh đã hỗ trợ vaccine phòng Covid-19 cho Việt Nam.
Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của ngành Công thương

Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của ngành Công thương

Sáng nay, tại Hà Nội, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững - Bộ Công thương phối hợp Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Chương trình Năng lượng Phát thải thấp Việt Nam II (V-LEEP II). Đồng thời, phổ biến Kế hoạch Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của ngành Công thương giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quang cảnh Hội thảo trực tuyến công bố kết quả hội nghị COP26 - Hành động của Việt Nam, ngày 7/12. (Ảnh: VT)

Cam kết mạnh mẽ tại COP26 mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho Việt Nam

Các cam kết mạnh mẽ và những ý kiến đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, mở ra nhiều cơ hội hợp tác về tăng trưởng ít phát thải, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các đại biểu chụp ảnh chung khi kết thúc Hội nghị khí hậu COP26. (Ảnh: Reuters)

Bế mạc COP26: Thế giới đạt thỏa thuận giữ mức nóng lên toàn cầu 1,5 độ C

Ngày 13/11, tức sáng nay theo giờ Việt Nam, Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đã bế mạc tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh), với thỏa thuận toàn cầu nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C như đã đặt ra trong Thỏa thuận Paris 2015 để cứu thế giới khỏi thảm họa biến đổi khí hậu.

Giới thiệu "Báo cáo biến đổi khí hậu ở Việt Nam - tác động và thích ứng" tại COP26.

Cơ quan Phát triển Pháp công bố báo cáo mới về Biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Nhân Hội nghị Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) đã trao cho Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Việt Nam báo cáo mới về "Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: tác động và thích ứng" với mục đích đánh giá những tác động kinh tế - xã hội của biến đổi khí hậu tới Việt Nam và những chiến lược thích ứng để đối mặt với biến đổi khí hậu.

Bộ trưởng Môi trường Anh George Eustice. Ảnh: Reuters.

COP26: 45 quốc gia sẽ cam kết bảo vệ thiên nhiên chống biến đổi khí hậu

Ngày 6/11, nước chủ nhà Anh cho biết, dự kiến có 45 quốc gia sẽ cam kết đẩy mạnh bảo vệ thiên nhiên và đại tu nông nghiệp để cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong ngày làm việc hôm nay tại Hội nghị Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26).

Các turbine điện gió lúc hoàng hôn tại Pháp. Ảnh: Reuters.

IEA: Các cam kết đến nay tại COP26 giúp hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,8 độ C

Ngày 4/11, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết, các cam kết không phát thải ròng và cắt giảm khí methane của nhà lãnh đạo các quốc gia tham dự Hội nghị Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26) sẽ thúc đẩy thế giới gần với việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu xuống dưới 2 độ C.

Standard Chartered cam kết tài trợ 6 tỷ USD cho các dự án xanh của T&T Group.

Standard Chartered cam kết tài trợ 6 tỷ USD cho các dự án xanh của T&T Group

Trong khuôn khổ chuyến tham dự Hội nghị COP26 và thăm, làm việc tại Vương quốc Anh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, Tập đoàn T&T Group của doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã ký kết và trao một loạt biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với các đối tác hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực tài chính, môi trường, năng lượng tái tạo, y tế, giáo dục, thể thao. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Ảnh: TTXVN)

Mong muốn tăng cường hợp tác hơn nữa với Việt Nam, cùng phát triển xanh và bền vững

Tối ngày 1/11 (giờ địa phương), trong khuôn khổ Hội nghị COP26, Thủ tướng  Chính phủ Phạm Minh chính đã có cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha, Tổng thư ký Liên hợp quốc và các lãnh đạo cấp cao châu Âu, tiếp Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF).

 Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Ngân hàng Standard Chartered.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Trong khó khăn có cơ hội để chúng ta vươn lên"

Sáng 1/11 (theo giờ địa phương), tại Glasgow, Scotland, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự cuộc đối thoại với Ngân hàng Standard Chartered nhân dịp tham dự Hội nghị COP26 và thăm làm việc tại Vương quốc Anh. Cuộc đối thoại do Standard Chartered phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại sứ quán Việt Nam tại Anh tổ chức. 

Hội nghị COP26 sẽ diễn ra tại Khuôn viên Sự kiện Scotland (SEC) ở Glasgow, Scotland. (Ảnh: Transport Scotland)

COP26: Nỗ lực toàn cầu mới nhằm ngăn chặn thảm họa khí hậu

Ngày 31/10, các nhà lãnh đạo thế giới bắt đầu tề tựu tại thành phố Glasgow của Scotland để tham dự Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) - sự kiện được coi là cơ hội sống còn để cứu Trái đất khỏi những hậu quả thảm khốc nhất của biến đổi khí hậu.