Nạn nói thách

Tan giờ làm, anh Ðặng vội vã phóng xe tới cổng trường đón con trai, rồi tranh thủ rẽ qua khu chợ nằm trên phố Ðại La (quận Hai Bà Trưng) để mua ít đồ. Vợ đi công tác xa nhà vài ngày, cho nên anh phải đảm trách công việc chợ búa, bếp núc và chăm chút cho con.
0:00 / 0:00
0:00

Nhìn thấy bố con anh Ðặng, mấy bà, mấy cô ríu rít mời chào mua thực phẩm, rau dưa, trái cây. Do vội, anh Ðặng cứ thật thà mua, không mặc cả. Về đến đầu ngõ, anh gặp bà Mỵ đi đổ rác, bà dừng lại hỏi han vài câu thì phát hiện những thứ anh mua đều đắt hơn hẳn giá thị trường. Bà Mỵ hằng ngày đi mua thức ăn cho cả nhà nên nắm rất rõ giá từng thứ, mấy hàng quen chẳng bao giờ nói thách với bà. Còn như anh Ðặng, họ biết đàn ông thường cả nể, lại ít khi đi chợ, cho nên nâng giá bán, có thứ tăng gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi, ba lần.

Vậy mà sáng hôm sau, khi bước vào quầy bán giày, dép mặt phố, anh Ðặng cẩn thận hỏi giá trước, nhưng vẫn bị mua hớ. Người bán cam đoan, thề thốt "đôi dép là hàng xịn", song khi nhờ người bạn soi mã số để kiểm chứng thì chỉ là hàng loại hai. Chưa kể, hộp xi đánh giày anh mua tại cửa hàng đó với giá 60.000 đồng vì người bán khẳng định là "đồ nhập khẩu từ nước ngoài", ông chủ còn nói với anh Ðặng là người "mở hàng" nên quả quyết không nói thách. Ðồng nghiệp cùng cơ quan anh đưa ra hộp xi đúng mẫu mã như vậy khi mua ở chỗ khác chỉ rẻ bằng nửa giá.

Tại các trung tâm thương mại, siêu thị hoặc những địa điểm kinh doanh uy tín thường, giá thường được in sẵn trên sản phẩm để người tiêu dùng lựa chọn. Nhưng ở rất nhiều địa chỉ buôn bán, kinh doanh khác, người bán tự cho mình quyền "nói thách" để bắt bí khách hàng. Họ mặc sức nói vống giá lên gấp nhiều lần nhằm trục lợi. Với người tiêu dùng ít kinh nghiệm hoặc trót đi giao dịch, mua bán vào thời điểm đầu giờ, đầu ngày thì nghiễm nhiên bị "móc túi" vô tội vạ bởi cung cách "nói thách" tràn lan n