Tại các thôn, xóm ngoại thành và vùng sâu, vùng xa Hà Nội, nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, cuộc vận động bình đẳng giới đang tạo chuyển biến rõ nét nhờ cách làm linh hoạt, hiệu quả và sự tham gia tích cực của người dân. Bình đẳng giới không còn chỉ là chính sách mà đã trở thành nhu cầu tự nhiên trong đời sống chốn thôn quê.
Quan tâm cải thiện chất lượng sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao, thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã đầu tư nhiều nguồn lực để xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh tại thôn, bản. Có nguồn nước sạch ổn định dẫn về tận nhà, người dân thuận tiện hơn trong sinh hoạt và được bảo đảm sức khỏe.
Theo thông tin từ Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, năm 2025, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh sẽ triển khai nhiều dự án, trong đó, ưu tiên nguồn lực cho địa bàn xã, thôn đặc biệt khó khăn và xã An toàn khu (ATK).
Tối 25/2, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức tuyên dương điển hình “Dân vận khéo” của Quân đội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2019-2024, nhằm ghi nhận và tôn vinh những tập thể, cá nhân tiêu biểu đã có nhiều đóng góp trong công tác “Dân vận khéo”.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã đầu tư hơn 182 tỷ đồng để thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Tuy nhiên, một số dự án được phê duyệt với mức hỗ trợ vượt xa định mức kinh tế, kỹ thuật đã được quy định.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đang từng bước rút ngắn khoảng cách giữa vùng dân tộc thiểu số và miền núi với đồng bằng và thành thị và mục tiêu "dân thụ hưởng" đang từng bước hiện thực hóa.
Chương trình mục tiêu quốc gia (giai đoạn 2021-2030) khu vực phía nam đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương. Nguồn lực, chính sách của chương trình đã và đang tập trung đầu tư phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh, như: kết nối đường giao thông, các công trình tưới tiêu phục vụ sản xuất, công trình tạo điều kiện tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, sinh hoạt văn hóa.
Tăng cường lãnh chỉ đạo của cấp ủy, huy động hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt hơn, phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, vai trò chủ thể của nhân dân, huyện miền núi Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đã đạt kết quả nổi bật trong xây dựng nông thôn mới.
Điện Biên là tỉnh miền núi, thuộc diện thụ hưởng cả ba chương trình Mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2021-2025. Do vậy, ngay khi triển khai ba chương trình, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ, toàn diện, đúng yêu cầu hướng dẫn của Trung ương và các bộ, ngành.
Tỉnh Phú Yên đang tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Sáng 21/12, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai phối hợp Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học lựa chọn vị trí xây dựng công trình và các điểm dân cư miền núi phòng tránh thiên tai đáp ứng yêu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu.
Sáng 7/12, Hội Nông dân phối hợp Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương nông dân tiêu biểu trong khởi nghiệp sáng tạo thành công, phát triển kinh tế hộ gia đình trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa năm 2024.
Nhiều năm qua, cùng với các chương trình, chính sách dân tộc cộng với sự nỗ lực vươn lên của người dân, vùng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Quảng Ngãi có bước phát triển vượt bậc và đổi thay toàn diện. Nhiều công trình hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây dựng, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng cải thiện, hệ thống chính trị được củng cố, tăng cường, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn, gìn giữ và phát huy.
Nhiều năm qua, sạt lở trở thành nỗi ám ảnh của người dân miền núi tỉnh Quảng Nam mỗi khi đến mùa mưa bão. Tình trạng sạt lở diễn ra ngày càng dày hơn, lan rộng, uy hiếp nhiều khu dân cư và cả trung tâm hành chính các huyện miền núi.
Sáng 30/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ 4, năm 2024, với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”.
Thanh Hóa có hơn 700 nghìn đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống ở 1.548 thôn, bản, trong đó có 316 thôn, bản đặc biệt khó khăn. Đi đôi với thực hiện tốt chính sách dân tộc, sử dụng hiệu quả đầu tư từ ngân sách Trung ương, Thanh Hóa huy động nguồn lực tổng hợp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Sáng ngày 9/11, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 khu vực miền trung-Tây Nguyên.
Từ năm 2023 đến nay, có 282 bé gái trong tuổi vị thành niên mang thai, bị xâm hại tình dục; đặc biệt có nhiều bé gái mang thai khi mới 12 đến 14 tuổi, hầu hết xảy ra ở 5 huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi.
Mới đây, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Thuận phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Đức Linh tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024 đã thu hút đông đảo người lao động với 450 người lao động, đoàn viên thanh niên và các em học sinh trên địa bàn huyện tham gia tìm kiếm cơ hội việc làm ổn định, bền vững.
Ngày 31/10, tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, Tỉnh ủy Ninh Thuận tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 19/1/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa 14 về đẩy mạnh phát triển công nghiệp của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết 19-NQ/TU ngày 25/1/2022 về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Chiều 29/10, tại Trường đại học Y Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp và bàn giao 42 bác sĩ trẻ vừa tốt nghiệp khóa đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I về công tác tại 26 huyện khó khăn, biên giới của 10 tỉnh miền núi phía bắc và duyên hải miền trung.
Trong 2 ngày 23 và 24/10, tại thành phố Thái Nguyên diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV-năm 2024. Các đồng chí: Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và 250 đại biểu đại diện cho hơn 384.000 người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh dự Đại hội.
Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú đã và đang làm thay đổi tích cực chất lượng giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Hệ thống trường này có vai trò lớn trong việc huy động tối đa học sinh trong độ tuổi tới trường; giảm các tỷ lệ về học sinh bỏ học, học sinh đi học không chuyên cần, học sinh lưu ban,…
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế liên tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông trong hai ngày qua. Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh này phát công văn cảnh báo cập nhật các vị trí có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất vùng đồi núi, các tuyến giao thông, sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn.
Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là khu vực miền núi và các vùng dân tộc thiểu số, việc nâng cao hiệu quả của các trung tâm học tập cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao dân trí, cải thiện chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững cho người dân ở các khu vực này. Trung tâm học tập cộng đồng không chỉ là nơi giúp người dân tiếp cận tri thức mà còn là một công cụ hiệu quả trong việc phát triển các kỹ năng sống và nghề nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng cường sự bình đẳng trong xã hội.
Trước đây ở tỉnh Quảng Bình mỗi khi nhắc đến tên các địa danh như Cà Roòng huyện Bố Trạch, Chút Mút huyện Lệ Thủy... nghe xa xôi, cách trở, hầu như ai cũng không muốn đến. Thế nhưng bây giờ, các tuyến đường rộng mở đã nối gần bản xa, điện lưới quốc gia cũng đã lên tận vùng biên giới. Cuộc sống đồng bào đã có nhiều đổi thay.
Tỉnh Quảng Trị có hơn 96 nghìn người dân tộc thiểu số, trong đó tỷ lệ học sinh rất lớn. Thời gian qua, tỉnh luôn quan tâm công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh tại nhiều trường phổ thông dân tộc nội trú, dân tộc bán trú.
Hiện nay, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công tác dân tộc. Những chương trình, chính sách được ban hành đang phát huy hiệu quả góp phần làm thay đổi diện mạo phát triển của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần củng cố khối đại đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, và bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số.
Những năm qua, công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường, góp phần ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Dựa vào tình hình thực tế, các địa phương đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
An Giang là tỉnh có đông đảo đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Thời gian qua, nhờ các chính sách hỗ trợ của Ðảng, Nhà nước, đời sống ở vùng đồng bào Khmer đã ấm no, hạnh phúc về vật chất, tinh thần.