Thời gian qua, nền kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã vượt qua nhiều thử thách, chứng minh được sự năng động và khả năng thích nghi với những khó khăn, biến động trên thế giới. Được dự báo sẽ tiếp tục phục hồi tích cực trong nửa cuối năm 2024, châu Á-Thái Bình Dương đang khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng chính của kinh tế toàn cầu.
Các chuyên gia Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, đóng góp tới 60% mức tăng trưởng, châu Á rõ ràng là động lực quan trọng của nền kinh tế toàn cầu. Tân Hoa xã dẫn lời ông Krishna Srinivasan, Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của IMF, nhấn mạnh châu Á là khu vực năng động nhất thế giới, với lực lượng lao động khổng lồ, phần lớn là lao động có tay nghề cao, cũng là khu vực hội nhập mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng toàn cầu và có tốc độ tăng trưởng năng suất cao.
Sau hơn một thập kỷ hình thành và phát triển, thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam đã trải qua những bước tiến dài, ngày càng khẳng định vị thế của mình trên bản đồ quốc tế. Từ những bước đi đầu tiên đầy thách thức, thị trường đã phát triển mạnh mẽ, mở rộng không chỉ về quy mô mà còn về chất lượng và tầm ảnh hưởng. Sự ra đời và phát triển của thị trường không chỉ là một bước ngoặt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đổi mới và hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu.
Những gam mầu tươi sáng hơn đã xuất hiện ngày càng nhiều trên bức tranh kinh tế toàn cầu nửa đầu năm nay. Liên hợp quốc vừa dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,7% trong năm nay, trong khi các tổ chức quốc tế đều nhận định lạc quan hơn về triển vọng của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil...
Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.
Trong sự kiện được tổ chức bên lề hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF Davos 2024) tại Davos (Thụy Sĩ), Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đưa ra nhận định, nền kinh tế toàn cầu cho thấy khả năng phục hồi mạnh mẽ, vượt qua đánh giá ban đầu vào năm 2023.
Kinh tế thế giới đã đón nhận thêm những thông tin tích cực khi Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Trung Quốc đã vượt ngưỡng 50 điểm; lạm phát "hạ nhiệt" và mây đen đã bớt u ám với các nền kinh tế châu Âu, trong khi triển vọng kinh tế Mỹ tiếp tục sáng sủa hơn.
Tại buổi Tọa đàm chính sách với Thủ tướng Phạm Minh Chính mang chủ đề "Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững trong môi trường kinh tế toàn cầu biến động" được tổ chức sáng 21/9 (giờ địa phương) tại New York nhân dịp Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78, các giáo sư, học giả đến từ một số trường đại học nổi tiếng của Hoa Kỳ đưa ra khuyến nghị tập trung vào những ngành mới nổi, đưa Việt Nam vươn lên chiếm vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Các số liệu thống kê mới nhất cho thấy tín hiệu phục hồi kinh tế tích cực đã xuất hiện ở hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc. Tại Trung Quốc, hoạt động sản xuất đã tăng trở lại trong tháng 8 với Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) nhích lên, trong khi ở Mỹ, những diễn biến mới trên thị trường lao động khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể sớm dừng tăng lãi suất.
Ngày 17/7, Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng Trung ương của Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) bắt đầu họp về các thỏa thuận tái cơ cấu nợ cũng như các thỏa thuận thuế quốc tế công bằng hơn, nhằm thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu đang trì trệ.
Ngày 13/7, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết kinh tế toàn cầu trong quý I/2023 tăng trưởng ở mức khả quan hơn so với dự báo hồi tháng 4 của cơ quan này.
Những số liệu thống kê đến từ các nền kinh tế lớn trên thế giới phản ánh mối lo ngại mạnh mẽ đối với thị trường và nguy cơ suy thoái phủ bóng lên bức tranh kinh tế thế giới. Nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế toàn cầu đang giảm tốc và tác động mạnh tới các thị trường.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo, căng thẳng địa chính trị và hệ lụy là sự phân mảnh nền kinh tế thế giới sẽ làm tăng rủi ro về ổn định tài chính. Kinh tế toàn cầu bất ổn, các nền kinh tế lớn hoạt động kém hiệu quả, lạm phát cao và đầu tư giảm mạnh cũng là những yếu tố kiềm chế đà tăng trưởng của nhiều khu vực.
Cuối tuần qua, thành viên điều hành Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Christopher Waller đã cảnh báo rằng FED có thể phải nâng lãi suất lên mức cao hơn dự kiến nếu tình hình các vấn đề liên quan “chưa thể hạ nhiệt”. Điều đó cho thấy nền kinh tế số một thế giới vẫn đối mặt khó khăn và động thái này sẽ gây nhiều hệ lụy cho nền kinh tế toàn cầu.
Tín hiệu phục hồi kinh tế toàn cầu đã rõ ràng hơn trong những tuần gần đây khi kinh tế Trung Quốc cho thấy triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ hơn, trong khi đó "đầu tàu" kinh tế Mỹ tránh được nguy cơ suy thoái và mối lo lạm phát đã dịu bớt.
Cuộc xung đột ở Ukraine đã dẫn đến sự gián đoạn của hệ thống chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời khiến cho giá năng lượng tăng vọt dẫn tới lạm phát toàn cầu tăng mạnh.
Trước những chỉ số kinh doanh tăng trưởng ấn tượng trong tháng 1/2023, các hãng hàng không Trung Quốc đặt mục tiêu thoát lỗ ngay trong năm nay, bởi tổng mức lỗ của 3 hãng hàng không quốc doanh lớn nhất Trung Quốc là Hàng không Phương Nam, Hàng không Phương Đông và Hàng không Quốc tế Trung Quốc trong năm 2022 đã vượt quá 100 tỷ nhân dân tệ.
Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF, tăng trưởng toàn cầu vẫn sẽ giảm từ mức 3,4% năm 2022 xuống 2,9% năm 2023, vẫn cao hơn so với dự báo đưa ra hồi tháng 10/2022 là 2,7%.
Trong lúc nhiều quốc gia đang chật vật với cuộc khủng hoảng sinh hoạt phí vì giá năng lượng và lương thực tăng vọt, biến đổi khí hậu đang gây ra những thiệt hại lớn đối với nền kinh tế toàn cầu.
Ngày 20/10, tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2022 diễn ra tại thủ đô Bangkok (Thái Lan), Bộ trưởng Tài chính các nền kinh tế thành viên APEC và đại diện các tổ chức quốc tế đã thảo luận và thống nhất cho rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ khó tránh được nguy cơ suy thoái trong năm tới.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass cảnh báo, nền kinh tế toàn cầu đang tiến gần một cách nguy hiểm đến suy thoái do lạm phát, lãi suất tăng và gánh nặng nợ ngày càng cao ảnh hưởng các nước đang phát triển. Trong bối cảnh thế giới đối mặt nhiều thách thức, Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) được kỳ vọng sẽ làm đầu tàu phục hồi kinh tế toàn cầu.
Tuần trước, giá dầu ghi nhận tuần giảm thứ hai giữa bối cảnh quyết định tăng lãi suất tại các nền kinh tế chủ chốt thúc đẩy đồng USD lên giá, đồng thời đào sâu mối lo ngại về nguy cơ suy thoái.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ và cảnh báo nền kinh tế số một thế giới đang đối mặt nguy cơ suy thoái. Thực tế nêu trên đang "phủ bóng đen" lên triển vọng kinh tế toàn cầu trong bối cảnh lạm phát tăng phi mã và đại dịch Covid-19 đang để lại những di chứng với tất cả các nền kinh tế.
Liên tiếp các sự kiện từ xung đột chính trị, tới lạm phát và dịch bệnh đã khiến cho giá đồng tăng trưởng ổn định từ đầu năm. Dù vậy, những yếu tố hỗ trợ cho giá khó có thể duy trì trong khoảng thời gian dài.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Tái thiết và phát triển châu Âu (EBRD) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) cảnh báo về hậu quả kinh tế sâu rộng của cuộc xung đột ở Ukraine.